Nhãn

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Mai Văn Phấn và khúc biến tấu "Hôm sau"

Mai Văn Phấn và khúc biến tấu "Hôm sau"*


             Đặng Văn Sinh
                                         
                                                  

                                                  
"Mai Văn Phấn rất có sở trường tạo ra những  "mê cung"dẫn dụ người đọc vào trường liên tưởng như một thứ ma trận. Ở trung tâm "bát trận đồ", tác giả lặng lẽ điều khiển "âm binh", phát các tín hiệu khởi động hệ thống, kéo độc giả vào trò chơi chữ nghĩa, tạo ra hiệu ứng dây chuyền chẳng khác gì những con bài domino".
 Khác với phong cách hàn lâm của mỹ học cổ điển, tác giả tập thơ "Hôm sau" xem thơ như một thứ phương tiện thông tấn chuyển tải thông điệp đời thường bằng chính ngôn ngữ đời thường. Đây là thứ ngôn ngữ sống động, cập nhật, giàu sắc thái biểu cảm, dễ tiếp nhận, bao hàm cả chức năng thư giãn nhằm giải tỏa những căng thẳng trong thời đại được coi là Hậu - hiện - đại.
 Viết theo lối Tân - cổ - điển kết hợp với Hậu - hiện - đại không dễ, nếu non tay, thơ rất dễ thành loại vè chợ búa nhảm nhí. Vấn đề cốt tử là phải tìm ra ý tưởng, tiếp theo mới đến thao tác triển khai chi tiết. Ở lĩnh vực này, Mai Văn Phấn được xem như vị tông đồ mang sứ mệnh "vác thánh giá". Đọc "Hôm sau", ta có thể thấy, phần lớn các bài đều đặc sắc và gây ấn tượng mạnh bởi những phát hiện bất ngờ hiện diện ngay trong từng chuyển động đến tế vi đời sống, nhưng không phải ai cũng nhận ra. Điều thú vị là, mỗi câu chuyện đời thường như thế đều hàm chứa yếu tố triết lý, nhưng đó là kiểu triết lý hồn nhiên trong mối tương quan liên đới chứ không phải là áp đặt máy móc. Tuy nhiên, Mai Văn Phấn không dừng lại ở việc đưa ngôn ngữ đời sống bình dân vào thơ. Đọc "Hôm sau", người ta dễ dàng nhận ra, sáng tác của anh là sự kết hợp uyển chuyển của ít nhất ba phong cách, trong đó, tân cổ điển luôn xuất hiện với tần số cao. Tân cổ điển, hậu hiện đại, thậm chí cả siêu thực không loại trừ nhau mà luôn bổ sung cho nhau, hòa quyện vào nhau, chuyển hóa thành phẩm chất mới cả định tính lẫn định lượng.

Dư luận chung quanh bài trả lời phỏng vấn của PGS Nguyễn Huy Quý trên tạp chí Hoàn cầu


Tâm sự với Thầy – GS Nguyễn Huy Quý – một nỗi buồn…
Hà Văn ThịnhĐại học Khoa học Huế

"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
(Chiếu xuất quân - Quang Trung Nguyễn Huệ)
                          
Thưa Thầy! Em xin tự giới thiệu em là là Hà Văn Thịnh, cựu sinh viên G18, chuyên ngành Lịch sử Thế giới, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1973 -1977). Nói như thế để Thầy thấy rằng em là học trò đích thực do chính các thầy đào tạo ra. Em không phải là người giỏi nhưng chắc chắn là người có hiểu biết ít nhiều về Trung Quốc – nhất là từ khi em được Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Hồng tận tình cưu mang, chỉ bảo…
Em vô cùng buồn và xót xa khi đọc bài viết của tác giả Đinh Kim Phúc (BVN, 30.12.2010). Em không biết ông Đinh Kim Phúc là ai nhưng em nghĩ (và rất tin) đó là một người có trình độ hiểu sâu, hiểu đúng các vấn đề về lịch sử Trung - Việt. Do vậy, lẽ ra em phải đọc bài viết của Thầy để kiểm chứng nhưng nói thật rằng em không đủ can đảm để đọc nó vì nghĩ rằng sẽ đớn đau nhiều lắm…
Chúng em ai cũng biết Thầy đi học ở Trung Quốc về và dĩ nhiên là biết thế nào cái ngon, cái tuyệt của bánh bao, vịt quay Bắc Kinh, sủi cảo Hàng Châu… Thế nhưng, giữa những điều vĩ tuyệt của nền văn minh Trung Hoa và chủ nghĩa bành trướng, bá quyền độc tàn của họ là cả một khoảng cách thật xa vời. Em còn nhớ Thầy đã dạy chúng em (chuyên đề Trung Quốc học) rất rõ rằng bản chất của tư tưởng Đại Hán là điều không thể thay đổi được, rằng mối thâm thù – mâu thuẫn hàng ngàn năm không giải quyết được thì cũng sẽ không thể nào giải quyết được trong vài năm, rằng chừng nào họ còn có ý định thôn tính một phần hay toàn bộ đất nước ta thì chừng đó phải luôn cẩn trọng, giữ gìn… Những cái “rằng” bát ngát của tư duy và hiểu biết đó cho chúng em đi đúng con đường mà những người Thầy đáng kính như Thầy đã chỉ ra. Thế mà, tại sao bỗng dưng những điều Thầy đã dạy ngày nào so với hôm nay lại khác nhau như đêm và ngày? Em không hiểu vì quả thật, trong muôn nỗi phức tạp của đời thường, sự nhố nhăng của cái gọi là “khoa học lịch sử” thời nay; em đau xót thật sự vì không biết đặt niềm tin vào đâu, ai đúng, ai sai, như thế nào là khoa học…?
Thầy kính mến! Làm sao Thầy có thể khẳng định mâu thuẫn giữa Việt nam với Trung Quốc chỉ mới bắt đầu từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX? Xác tín như thế chẳng khác nào xổ toẹt toàn bộ lịch sử 1.117 năm bị Bắc thuộc dập vùi và hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược tàn phá. Thầy đã đọc bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung hay chưa? Ông mất tháng 12.1413, nghe đâu bị Trương Phụ mổ bụng moi gan để uống rượu (hoặc là nhảy xuống sông Trường Giang tự vẫn vì không chịu nhục). Nếu em nhớ không nhầm thì Đặng Dung quê ở Can Lộc – tức là đồng hương chính cống Nghệ Tĩnh với Thầy đó. Đặng Dung cảm khái rằng Quốc thù vị báo đầu tiên bạch/ Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma. Đầu bạc trắng rồi mà thù nhà chưa trả, nợ nước chưa đền/ Tuy nhiên, cũng không biết đã bao đêm rồi, ta vẫn mài thanh gươm báu dưới ánh trăng để chờ một lúc nào đó rửa sạch oán thù. Em nghĩ rằng khi Thầy phủ nhận toàn bộ lịch sử trước năm 1979 có nghĩa là Thầy đã xúc phạm đến bậc Tiên Tổ như Đặng Dung, như những hiền nhân khác…

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Thất vọng về ông tướng

Thất vọng về ông tướng. 

dangnba


      
     Cách đây mấy năm Hữu Ước xuất hiện như một người “đa tài”, ông không chỉ là Tổng biên tập của báo Công an, mà ông còn là nhà thơ, nhà biên kịch, hoạ sỹ, mà còn có "Đêm nhạc Hữu Ước" với quân hàm trung tướng tôi thầm phục ông, mặc dù tôi chưa hề đọc văn ông, một con người văn võ song toàn. 
   Tôi đọc bài viết của Nhà văn Nguyễn Khải viết về văn chương, sự nghiệp của ông không mấy thiện chí. Đại hội Nhà văn vừa rồi có nhiều bài báo viết xung quanh sự lùm tùm khi ông ngồi ghế Chủ tich đoàn, tôi mới biết ông xuất thân là Nhà báo, quê Phù Cừ Hưng Yên. Tôi có đọc bức thư ngỏ của ông Trần Mạnh Hảo trên innternet, tôi không bình luận gì chỉ cười, một lần nữa kiểm chứng tính cách của anh nông dân là vậy không có hề thay đổi .
   Sáng nay cũng nhờ innternet tôi đọc bút ký của ông viết về những ngày sang Mỹ. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước ông Lê Lựu sang Mỹ ông viết về chuyến đi ấy, với lời văn giản dị, mộc mạc, hài hước, hóm hỉnh  đã được bạn đọc Việt Nam đón nhận một cách trân trọng, tác phẩm này đã được tái bản nhiều lần. Ông tự ví mình chỉ là con cái trong gia đình giả vờ sang nhà hàng xóm tìm con gà lạc, để hai gia đình lấy cớ đi lại dàn hoà với nhau, sau nhưng ngày bất hoà. Đó là Việt Nam - Hoa Kỳ.
  Qua bút ký tôi thất vọng về ông tướng này, viết liều, không dám gọi lếu láo, mà chỉ là ngô nghê của một anh nhà quê ra phố (năm vừa rồi tôi có người thân rủ đi Mỹ theo kiểu này vừa rẻ lại đi được nhiều nơi nhưng phải biết tiếng Anh). Danh thiếp của ông cần phải thêm một nghề nữa là “dịch giả”, vì ông dịch hay và quá chuẩn. Đêm đầu tiên ông được dự buổi biểu diễn tại nhà hát Quảng trường Des Moines với sức chứa 2 vạn người hai trăm diễn viên của nhóm Wisconsin Varsity đã biểu diễn một chương trình như ông kể thập cẩm tạp pí lù” với tác phẩm All night long”  ông dịch “Tất cả đêm tối đều dài” !!!

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Dật sự chung quanh bài thơ "Cổ thành Quảng Trị"

    Dật sự chung quanh bài thơ
   "Cổ thành Quảng Trị"

Đặng Văn Sinh

Nguyễn Ngọc San vốn là cựu chiến binh đường Trường Sơn, bạn đồng ngũ với nhà thơ quá cố Phạm Tiến Duật. Một lần, nhân dịp về Thái Bình đọc thẩm định bản thảo của các văn nghệ sĩ 6 tỉnh phía Bắc dự Trại sáng tác Sông Hồng, Phạm Tiến Duật tình cờ gặp lại ông bạn lính xế "xe không kính".Sau một hồi hàn huyên, lại được mấy vại bia "ong" trợ giúp, nhà thơ Phạm Tiến Duật thân tình bảo Nguyễn Ngọc San:
- Ông về làm đơn ngay đi, tôi là ủy viên Hội đồng  chẳng lẽ lại không giới thiệu được ông vào Hội Nhà văn.
Thật tình thì Nguyễn Ngọc san không hào hứng lắm với lời gợi ý này, nhưng vì nể bạn nên cũng lẳng lặng gật đầu. Bế mạc trại sáng tác, trên đường về, tôi ướm hỏi Nguyễn Ngọc San :
- Anh Duật đã có lời như thế thì bác cứ viết đơn, cùng với Phạm Tiến Duật, tôi sẽ là người giới thiệu thứ hai.
Nguyễn Ngọc San cười, giọng nửa đùa nửa thật :
- Nhưng mà mình không có "đạn"...
Tôi khẽ nhăn mặt :
- Bác đã có 6 tập thơ, hơn nữa, mảng lục bát rất đáng nể... Năm vừa rồi, khối "nhà"  lạ hoắc, chất lượng tác phẩm chỉ thuộc dạng tầm tầm, thậm chí có vị còn "chưa sạch nước cản" mà cũng ào ào kéo nhau vào Hội...

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Nếu cho phép tôi bầu Tổng bí thư

-->
Nếu cho phép tôi bầu Tổng Bí thư

Nhà văn Trần Kỳ Trung

Sắp đến Đại Hội Đảng, là một người dân, người dân bình thường, sẽ chẳng bao giờ tôi được ngồi với tư cách là đại biểu trong Đại Hội Đảng. Nhưng, nếu có ai hỏi, giả sử ạnh là đại biểu dự Đại hội Đảng, được phép bầu Tổng bí thư Đảng, anh sẽ bầu theo tiêu chí nào?
Tôi không cần đắn đo, suy nghĩ nhiều, trả lời ngay:
Nếu hiện tại và tương lai Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ được độc tôn quyền lãnh đạo đất nước, nhân dân vẫn thừa nhận sự độc tôn này, cho phép tôi bầu một người Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam:

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Chuc mừng Giáng Sinh


 Chúc mừng
 Giáng sinh vui vẻ, an lành!


Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Vụ Nhân văn - Giai phẩm dưới góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ...


Vụ Nhân Văn  Giai  Phẩm  từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành
        Lê Hoài Nguyên

Lời đầu: Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, làm việc tại A25, chuyên theo dõi mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ và văn nghệ sĩ, vừa cho đăng tải bài nghiên cứu công phu về vụ Nhân Văn Giai Phẩm được nhìn nhận như là “một trào lưu tư tưởng dân chủ…” trên nguyentrongtao.org, sau đó được các mạng trong và ngoài nước đăng lại với khá nhiều comment biểu đồng tình. Nhân lướt qua blog ĐVS, ông có đề nghị đưa bài viết của ông vào mục Hồ sơ Nhân văn- Giai phẩm tôi vừa mở ít lâu. Để bạn đọc thêm một nguồn thông tin trung thực cũng như để  rộng đường dư luận, xin giới thiệu toàn văn bài viết “Vụ Nhân Văn  Giai  Phẩm  từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành” của nhà văn Lê Hoài Nguyên.
 ĐVS

Diễn từ Nolbel văn chương 2010

           
Mario Vargas Llosa
 Diễn từ Nobel: Vinh danh việc đọc và văn chương
Phạm Nguyên Trường
                             
Những người còn nghi ngờ rằng văn chương không chỉ đưa chúng ta chìm vào giấc mơ của cái đẹp và hạnh phúc mà còn cảnh báo cho chúng ta về tất cả những hình thức áp bức, hãy tự hỏi mình vì sao tất cả các chế độ cố tình kiểm soát hành vi của các công dân từ lúc còn nằm nôi cho đến khi chết đều sợ tự do đến mức phải thiết lập hệ thống kiểm duyệt và phải theo dõi các nhà văn có tư tưởng độc lập một cách kĩ lưỡng đến như thế? Họ làm như thế vì biết rằng nếu để cho trí tưởng tượng tự do lang thang trên những trang sách thì họ sẽ gặp nguy hiểm đến mức nào, họ hiểu rằng khi người đọc so sánh cái tự do được thể hiện trong đó, so sánh cái tự do đủ sức làm cho trí tưởng tượng trở thành khả dĩ với chính sách ngu dân và sự sợ hãi đang đứng đợi ngoài đời thì trí tưởng tượng sẽ trở thành lực lượng dễ bùng nổ đến mức nào.

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Khu lăng mộ La quận công đang trở thành phế tích


Khu lăng mộ La quận công đang trở thành phế tích...
        Đặng Văn Sinh      
                   


Tọa lạc trên sườn đồi thuộc thôn Dinh Hương, xã Đức Thắng (Hiệp Hòa - Bắc Giang), nhưng khu lăng đá gần như một phế tích Dinh Hương vẫn là một bí ẩn lớn, chưa mấy ai biết tới. Vì sao một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê lại đang bị xâm hại và vùi vào quên lãng như vậy?
Đó là lăng mộ một quan đại thần họ Nguyễn, mà dân địa phương vẫn quen gọi là La Quý Công (thời Lê Trung Hưng) đã tự xây dựng cho riêng mình một khu lăng mộ bằng đá từ năm 1729, phải nói là vô cùng hoành tráng. Quần thể lăng đá Dinh Hương rộng gần 3ha, gồm 2 phần chính là phần mộ táng và phần thờ tự. Phần mộ táng hình vuông, diện tích gần 100m2 có tường vây bằng đá ong cao 1,9m. Mặt trước trổ 3 cửa vòm cuốn tò vò. Trước mộ đặt hai võ sĩ dắt ngựa đứng chầu, đối diện nhau qua đường Thần Đạo. Hình ảnh những võ sĩ dắt ngựa oai nghiêm, phong thái như để xua đi bao tà ma bảo vệ giấc ngủ ngàn thu cho vị cố thần Lê triều . Hình ảnh đó cũng làm người ta liên tưởng tới những tượng người, ngựa bằng đất nung bên Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng.
Sang đến phần thờ tự, 7 bậc bằng đá ong cổ kính để lên ngai thờ bằng đá xanh rất đặc sắc. Phía sau ngai có hai dòng chữ Hán nhỏ đối nhau. Bên phải là : 羅貴公生於戊辰年十月十一日申時( La Quý Công, sinh ư mậu thìn niên, thập nguyệt, thập nhất nhật, dậu thời), bên trái là :卒 於己巳年六月初九日卯時壽終考葬在買後處 ( Tốt ư kỷ tỵ niên, lục nguyệt, sơ cửu nhật, mão thời, thọ chung khảo, táng tại Mãi Hậu xứ) Hai người hầu và hai con nghê chầu bằng đá, có kích thước nhỏ nhắn, hoa văn rất độc đáo. Một điểm nhấn tinh xảo khác của lăng đá này có thể nói đến nghệ thuật chạm khắc công phu hai con nghê đá, hai con voi đá cỡ lớn, phục đối diện nhau qua đường Thần Đạo.
Nghê được trạm trổ với những vẩy lớn xếp lợp lên nhau, trên nền vẩy cuộn những ngọn mây lửa, sống lưng có mép răng cưa, trên đó lại có những cụm xoắn ốc nổi cao. Gần đó còn có hai bàn thờ đá hình chữ nhật, cao khoảng gần 1 m, khối đặc, chạm trổ giả bàn thờ thật. Xung quanh mặt bàn khắc văn kỷ hà lồng móc vào nhau đăng đối. Một nét độc đáo của nghệ thuật chạm khắc ở Lăng Dinh Hương là tả thực với khuynh hướng tự nhiên hóa. Tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc, cứng cáp, giống như thật và tỉa tót một cách công phu.
Trên khuôn mặt của một võ sĩ cầm dùi đồng đứng canh ngoài cổng đã xuất hiện một miếng xi-măng gắn vào, làm biến dạng hoàn toàn so với nét ban đầu. Theo người dân địa phương thì hiện tượng này đã xảy ra cách đây 5 năm, do một số kẻ xấu vào lăng phá phách. Đó cũng là kết quả của việc không có người trông coi thường xuyên và tường, cổng của lăng cũng chẳng có. Sau khi sự việc xảy ra, người dân chung quanh đã báo lên các cấp chính quyền. Nhưng sự việc đã được giải quyết hết sức qua loa. Người ta cảm thấy khuôn mặt võ sĩ đá này chẳng có ý nghĩa gì, nên đành gắn tạm một miếng xi-măng to tướng để thay thế.
Bò vẫn cứ nhởn nhơ lang thang, gặm cỏ trong lăng. Trẻ con trong làng rủ nhau ra đây chơi đùa, nghịch ngợm, lấy phấn, ngói vẽ nhằng nhịt lên đầu, mình những võ sĩ dắt ngựa bằng đá. Chúng còn tô điểm lên đầu, mình những con nghê, voi đá đủ thứ hình thù quái dị. Phần mộ táng được xem là nơi linh thiêng nhất, thì hiện nay đang bị những loài cây dại bao phủ. Bàn thờ đá đã bị trẻ nhỏ biến thành những bàn đánh cờ, vẽ bậy. Những con vật, tượng đá hoen ố, thâm mốc theo thời gian. Nét chạm khắc tinh xảo trên đá đang mờ dần đi, thậm chí có tượng đá đã bắt đầu xuất hiện vết rạn nứt.
Khu lăng mộ đã và đang trở thành phế tích.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng


Sự biến dạng tâm lý xã hội
 dưới tác động của tham nhũng

Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group 
      
                    
Trong đời sống hàng ngày của con người, tâm lý - trạng thái cảm hứng của con người khi hành động - đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, tâm lý là một đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng hay nói cách khác, rất nhiều yếu tố có thể tác động tới tâm lý; trong trường hợp những thay đổi tâm lý diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, người ta sẽ mô tả chúng như là sự biến dạng tâm lý.
Khi nghiên cứu sự biến dạng của tâm lý, chúng ta sẽ thấy rằng tham nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, có thể nói, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách. Vì lý do đó, tham nhũng, với tư cách là nguồn gốc của sự biến dạng tâm lý, sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của bài viết này. Hy vọng rằng, những phân tích về vấn đề này sẽ có tác dụng như một lời cảnh tỉnh đối với những kẻ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của sự biến dạng này.

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Khi tro bụi rửa mặt


      Khi tro bụi rửa mặt

(Nhân đọc tập thơ "Kinh tuyến đen*" của Vĩnh Phúc )

                                                                                          Đặng Văn Sinh

"Kinh tuyến đen" không đơn thuần chỉ là tập thơ mang màu sắc Hậu hiện đại phá vỡ kết cấu ngôn ngữ truyền thống  như một cố gắng tìm tòi theo dòng Tân hình thức, mà còn ở khả năng biểu đạt khá đa dạng những biến thái của xã hội công nghiệp chưa  hoàn thiện nhưng đã có biểu hiện suy thoái.
Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa Hậu hiện đại là tính hoài nghi cộng đồng với những khái niệm không phải bắt nguồn từ nhận thức lý tính mà mang tính đột biến, quy chiếu từ những góc nhìn hiện sinh làm biến dạng hiện thực thành thứ hiện thực hư vô hoặc hiện thực cực thực. "Kinh tuyến đen" tuy cũng xuất phát từ nguồn nguyên liệu hiện thực nhưng cái hiện thực được phơi bày trước mắt chỉ là thứ ảo giác. Hiện thực được ẩn tàng dưới lớp vỏ phi lý của loại tư duy phi logic, lối suy tưởng ngược. Vì thế không thể tìm thấy sự dễ dãi trong ngôn ngữ biếu đạt. Trong mỗi câu thơ, Vĩnh Phúc đều đặt vào đó một ý tưởng, một triết lý nhân sinh. Các chất liệu cấu thành thơ ở đây vừa mang tính bình dân lại vừa siêu hình, bí hiểm. Nó cũng là một dạng cấu trúc ngôn ngữ đặc trưng đại diện cho một trường phái thơ ít nhiều mang tính nổi loạn.
Những hiện tượng đời sống cùng vấn nạn nhân sinh trong một cộng đồng xã hội thiếu vắng điểm tựa tinh thần, mù mờ về văn hóa, khủng hoảng nhân cách, được hình tượng hóa bằng ngôn ngữ thơ thông qua những lát cắt bất chợt của một cây bút từng trải. Yếu tố triết luận, cho dù đôi lúc thái quá vẫn là cái nền khá vững chắc hỗ trợ cho những ý tưởng đột xuất. Cách tư duy của Vĩnh Phúc thường là đi từ khái quát rồi đến cụ thể, từ vĩ mô đến vi mô mang tính chiêm nghiệm. Đặc điểm hiện sinh trong thời Tiền công nghiệp Việt Nam nhưng lại là Hậu công nghiệp của thế giới văn minh luôn có một khoảng cách. Sự không tương thích về những định chế dường như đang tạo nên những giá trị khập khiễng, thiếu bền vững, là nguyên nhân của sự mất ổn định. Công thức đi từ khái quát đến cụ thể, từ số phận cộng đồng đến thân phận con người luôn được quán xuyến trong toàn bộ tập thơ. Về mặt logic hình thức, Vĩnh Phúc không diễn đạt theo theo phong cách cổ điển dựa vào trình tự đoạn mạch mà kết cấu thường bị phá vỡ, câu văn đảo ngược, ý tưởng thật lồng trong ý tưởng giả, trật tự cú pháp đổi chiều, gây nên hiệu ứng thẩm mỹ khác nhau trong tư duy đối tượng tiếp nhận.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Tứ đại mỹ nhân cổ đại Trung Hoa



Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc thời Cổ đại với tội danh loạn luân (chân dung chính xác)

Bao đấng anh hùng nam nhi đã xao xuyến động lòng, bao bậc tao nhân mặc khách đã làm thơ, vẽ tranh vì họ. Sắc đẹp ấy được ngợi ca là có thể làm chim sa cá lặn, khiến hoa thẹn trăng mờ. Thế nhưng, cũng tứ đại mỹ nhân này, suốt đời họ đã phải gánh chịu tội danh loạn luân


Tây Thi
Trong bài “Vịnh Tây Thi”, nhà thơ thời Đường Vương Duy từng viết:
Triêu vi Việt khê nữ,
mộ tác Ngô cung phi”

(Dịch thơ:
Sáng còn giặt lụa đầu khe,
Chiều buông đã được cận kề Ngô vương).* Trầm Ngư - Tây Thi(1). Tranh trong bài: ĐĐT sưu tầm.
Tây Thi vốn dĩ là một cô gái giặt lụa bên bờ sông Trữ La nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Nàng đã có mối tình sét đánh với Phạm Lãi là quan đại phu nước Việt. Sau này Ngô - Việt tương tranh, và nước Việt bại trận. Tây Thi được đưa sang nước Ngô, dâng lên Ngô Vương Phù Sai, đúng là đã một bước lên trời. Thế nhưng, canh cánh với nỗi đau mất nước, Tây Thi đã không phụ lòng người, nàng hợp sức với quân thần nước Việt thực hiện thành công nghiệp lớn phục quốc hưng bang.

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Nhân giải Nobel hòa bình...

Nhân giải Nobel hòa bình 2010 mà nghĩ gì về nhà nước Việt Nam?

Hà Đình Sơn
Theo thông tin từ Oslo, tại lễ trao giải trong ngày thứ Sáu ngày 10/12, 19 quốc gia không tham dự là: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Colombia, Tunisia, Ả Rập Saudi, Pakistan, Serbia, Iraq, Iran, Việt Nam, Afghanistan, Venezuela, Philippines, Ai Cập, Sudan, Ukraine, Cuba và Morocco. Nếu đếm đầu ngón tay ra, vị chi là có 19/194 các quốc gia toàn thế giới.
Phương ngôn đã có câu: “Anh hãy chỉ cho tôi những người bạn của anh là ai, tôi sẽ chỉ ra cho anh là ai”. Người nước ngoài chưa biết về Việt Nam thì đương nhiên người ta sẽ xem 18 anh kia thuộc “thể loại” nào về mọi mặt người ta cũng sẽ suy ra Việt Nam cũng thuộc thể loại ấy. Còn đối với người Việt mình ở trong nước muốn biết nước mình đang ở thứ hạng nào hoặc đặc tính thuộc nhóm nào trên quốc tế thì cũng có thể dùng phương ngôn trên mà biết mình đang là ai. Bởi khi người ta tự đánh giá về mình thường không khách quan, người khác đánh giá về mình không theo ý mình thì cho rằng người ta thiên kiến, vậy nhiều khi sử dụng phương pháp gián tiếp vừa khách quan lại bộc lộ mình mà chẳng thể che giấu được.
Việc Nhà nước Việt Nam quyết định không tham gia dự Lễ trao giải Nobel Hòa Bình 2010 có thể là một việc nhỏ nhưng lại không nhỏ chút nào, nếu nghĩ về thương hiệu, uy tín quốc gia trong thời buổi hội nhập hay “thế giới phẳng” ngày nay. Tôi không có thời gian để tra lục xem việc ứng xử này của Nhà nước trong việc này có tuân theo quy định pháp luật nào hay không, hay pháp luật chưa có quy định nên Nhà nước tùy nghi. Nếu chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định thì các vị đại biểu Quốc hội, cơ quan Quốc hội nên luật hóa vấn đề này vì đây là Quốc thể không thể là việc nhỏ. Các cụ đã dạy: “Mua danh ba vạn không ai bán danh một đồng”. Hơn nữa danh hiệu quốc gia là quyền lợi của toàn dân, ứng xử liên quan đến nó Nhà nước phải có cơ chế hành xử thể hiện sự ủy quyền của nhân dân chứ không thể tùy tiện, độc đoán.
Nhân đây tôi xin mượn lời của đại biểu nhân dân Nguyễn Minh Thuyết phát biểu trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi về một việc khác, đại ý là: “Việc làm như vậy thử hỏi có khôn ngoan không?”
Thăng Long – Hà Nội 2010
H. Đ. S.

Tinh thần Lưu Hiểu Ba bay lượn ở Oslo


Chủ nhật thư giãn không thư giãn: Tinh thần Lưu Hiểu Ba bay lượn ở Oslo

clip_image001
Chiếc ghế dành cho Lưu Hiểu Ba để trống (AFP)
Phóng sự của Nicole Pénicaut, đặc phái viên báo Nouvel Observateur tại thủ đô Oslo. Cô đã dự lễ trao giải Nobel Hòa bình. Nghi lễ vừa buồn vừa trang trọng, chỉ vì nó vắng bóng nhà bất đồng chính kiến Trung Hoa.  
Tuyệt vọng chờ, ghế đành để trống. Nhà giải thưởng Nobel Hòa bình đã không thể nào tới được và cũng không có cách gì cử được đại diện tới Oslo thủ đô nước Na-Uy để nhận giải. Vào hồi 13 giờ, cuộc lễ bắt đầu, mọi cặp mắt dồn về tấm chân dung to mênh mông của người được trao giải: Lưu Hiểu Ba, một người đàn ông 54 tuổi, mặt mũi tươi tỉnh, đang mỉm cười. Ông đang ở trong tù, ông bị giữ lại đó trong nước mình.


Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Chuyển kiếp


Đặng Văn Sinh
   Chuyển kiếp
Truyện ngắn

Hắn vào nghề này hoàn toàn bởi sự tình cờ. Hồi ấy hắn mất việc thậm chí xuýt nữa phải" nhập kho" (1) vì bị gã đồng sự phản thùng sau lần tổ hắn biển thủ cả một xe điện thoại di động bắt được của bọn buôn lậu ở dốc Đá Trắng. Hắn thoát khỏi bộ quần áo sòng sọc không phải do thế mạnh của dây rợ hay ô dù gì, mà đơn giản chỉ vì, ông giám đốc vốn là thường vụ tỉnh uỷ, đang ngấp nghé ghế phó chủ tịch, nên đã ỉm chuyện đi. Hắn chỉ bị xử lý nội bộ rồi lặng lẽ cuốn gói không kèn không trống.
Trên đường về, qua thị trấn Đông Ký, một phố huyện mới phất lên từ thời mở cửa, hắn bước vào quán thịt chó. Trước khi hoàn dân, hắn muốn đập phá lần cuối cùng để đưa ma cho sự nghiệp mười sáu năm tận tụy với nghề bây giờ bỗng chốc trắng tay. Tại đây, hắn nhận lời chạy hàng cho bà chủ quán tên là Trần Thị Vinh nhưng khách vẫn quen gọi là "mụ Béo". Bà chủ quán, bốn mươi hai tuổi, mặt rỗ hoa, giống như một cây thịt với bộ ngực đồ sộ và cặp mông núng nính tuy nhiên dáng đi lại khá nhẹ nhàng uyển chuyển. "Hàng" đây là các chú cầy tơ với đủ các thứ gam màu đen, vàng, vằn, vện… để ngày ngày các tay đầu bếp chuyên nghiệp chế tạo ra thứ "mộc tồn" (2) bảy món nổi tiếng phục vụ các "thượng đế" có nguồn thu nhập mờ ám nhưng khá ổn định từ các dự án xoá đói giảm nghèo.
Lúc hắn đang ăn có một người đàn ông béo tốt bước vào. Nhìn thấy chủ quán, ông ta nói ngay:
- Chị làm gấp cho hai mâm. Nhớ là loại cầy tơ…
Bà chủ đang thái bánh phở, quẳng dao, nhìn khách nhăn nhó:
- Gay lắm, từ sáng đến giờ chẳng mua được con nào cả ông ạ.
- Chị nói thật hay đùa đấy? - Người đàn ông chợt nghiêm giọng - Hôm nay lãnh đạo uỷ ban làm việc với các sếp tài chính và ngân hàng tỉnh xin kinh phí. Quan trọng lắm. chị cố thu xếp cho.
- Tôi không đùa đâu. Chú có biết các quán khác đã đóng cửa từ cả tháng nay chỉ vì cái lệnh "cấm" của ông chủ tịch nhà chú không? Chung quanh đây hết chó rồi, mà đi xa thì không có người. Thà dẹp tiệm cho khoẻ.
Nghe câu chuyện nhấm nhẳng giữa hai người, hắn chợt nảy ra một ý. Chờ ông khách ra khỏi quán, hắn bước lại gần bà chủ khẽ bảo :
- Tôi có thể cung cấp …chó cho bà.

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Thơ Đường nhân chuyến thăm Cố Đô

Thơ Đường nhân chuyến thăm Cố Đô
 
Sau chuyến đi Huế vào dịp trung thu năm Bính Tuất, Đặng Văn Sinh ngẫu hứng làm mấy bài thơ chữ Hán theo thể Đường luật, trong đó có một bài ngũ ngôn tứ tuyệt, ba bài thất ngôn tứ tuyệt và một bài thất ngôn bát cú, nhằm ghi lại cảm xúc của mình trên hành trình vào thăm Cố đô.  Nhà thơ Nguyễn Đào Trường, và nhà thơ - nhà biên dịch Hán Nôm Duy Phi, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam dịch sang tiếng Việt. Chân thành cảm ơn  các dịch giả.  

                                                                            Đặng Văn Sinh

                                                               Khiêm lăng




                   

                             

 

              , ,

Phiên âm:

Quá Đại Linh giang(1)

                        Đặng Văn Sinh                                         

Thử địa tiền triều tằng huyết chiến
Qua mâu ảnh chiếu ảm sầu vân
Chí kim khách đáo Linh Giang thượng
Vãng sự, hồi đầu ức cổ nhân.
                        
         Đại Linh giang, thu nguyệt, Bính Tuất niên              
                                                            Sông Gianh

Bai hat tiên tri của ABBA


  Bài hát tiên tri của ABBA

            

Ngô Tự Lập
Tôi nghe bài hát Happy New Year của ABBA lần đầu tiên cách đây hai mươi sáu năm và từ đó đến nay đã nghe đi nghe lại không biết bao lần. Vẻ đẹp lộng lẫy thoáng u buồn của giai điệu cũng như cách phối âm tài tình, rất giản dị mà tao nhã, của ABBA chẳng cần bất cứ lời ngợi ca nào để đến với tâm hồn người yêu nhạc. Thế nhưng có một điều thú vị khác, một thông điệp quan trọng khác, trong bài hát bất hủ này khiến tôi từ lâu muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Đó là tính tiên tri lạ lùng của nó. 
Nhưng truớc hết, xin hãy đọc lời ca:
        Sâm banh đã cạn
        Và pháo hoa đã tàn
        Còn lại anh với em
        Bơ vơ, buồn bã
        Bữa tiệc vui đã hết
        Và buổi sáng sao mà ảm đạm
        Sao khác hẳn hôm qua
        Nhưng đã đến lúc phải nói với nhau…
        Chúc mừng năm mới
        Chúc mừng năm mới
        Cầu cho mọi người bóng dáng xa xôi
        Một thế giới nơi láng giềng đều là bè bạn
        Chúc mừng năm mới
        Chúc mừng năm mới
        Cầu cho mọi người hy vọng và ước mơ
        Để tìm kiếm, hay nếu không, em và anh
        Chúng mình cũng có thể ngả mình và chết…

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Đọc lai "Tướng về hưu"


Đọc lại “Tướng về hưu”


                                                Đặng Văn Sinh

                                                     Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Tướng về hưu lần đầu được in trên tuần báo Văn Nghệ số 20 /6/1987 của Hội Nhà văn Việt Nam. Nó lập tức trở thành một hiện tượng văn học và được nhà xuất bản Trẻ tuyển chọn in trong tập truyện ngắn với tựa đề Tướng về hưu. Nhà xuất bản Văn hoá, năm 1989 cũng cho ra một tập gồm 11 truyện lấy tên là Những ngọn gió Hua Tát... Tuy mới xuất hiện nhưng Tướng về hưu được xem như một truyện ngắn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nó chẳng những góp phần định hình phong cách của anh mà còn mở ra một thời kỳ mới cho nền văn học Việt Nam, đoạn tuyệt với quá khứ, viết "...lời ai điếu cho một thời văn nghệ minh hoạ" (Nguyễn Minh Châu), đưa văn chương trở về đúng với bản chất của nó.
Vì là tác phẩm có tính cách khai phá, lại hàm chứa nhiều dữ kiện thông tin trong mối tương quan đa chiều với những hằng số lịch sử, nên, cho dù đã hai mươi năm trôi qua, đến nay, đọc lại vẫn còn khá nhiều vấn đề cần phải bàn. Có thể nói, Tướng về hưu mang dung lượng một tiểu thuyết được tác giả "nén" lại trong 20 trang nên khiến nó tiềm tàng một nội lực có khả năng công phá như một trái bom nghệ thuật, mang đến cho người đọc những nhận thức không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Một vài nhà phê bình còn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp chơi trò phù thủy. Anh thả "âm binh" vào giữa những dòng chữ, và chính những "âm binh" này đã giúp ông thầy cao tay ấn "sục tung (bùn) lên, thoát thành bướm và hoa "( Lời ông Tân Dân trong Giọt máu).
Không còn nghi ngờ gì nữa, Tướng về hưu là tác phẩm văn học mang tầm tư tưởng thời đại. Đây là chuyện khá hiếm trong làng văn kể từ sau năm 1945, bởi trong mấy chục năm trước đó, trên văn đàn, công chúng chỉ được đọc những tác phẩm làng nhàng, vụn vặt, (cho dù có bộ tiểu thuyết dày đến vài ngàn trang), chủ yếu là thứ văn chương minh hoạ một cách thô thiển, sống sượng hoặc là loại vô thưởng vô phạt mang đậm chất thù tạc lúc trà dư tửu hậu mà vắng bóng sự khám phá có tầm cỡ nhân loại.
Phong cách viết truyện của Nguyễn Huy Thiệp gần giống với cách bố cục của người họa sỹ tài ba là xếp đặt những mảng, những khối khác nhau bên cạnh nhau theo một trật tự bí mật nào đó mà không bình luận, cứ để tự nó nói lên phẩm chất của mình thông qua sự tương phản .Những đoạn kể  hoặc tả  của anh vô cùng ngắn gọn, tiết kiệm từ đến mức tối đa, nhưng đó là thứ ngôn ngữ chắt lọc vừa  lạnh vừa khinh bạc, chủ yếu là gợi, tạo nên một lực hấp dẫn làm người đọc vừa say mê vừa choáng váng, đồng thời lại có cảm giác "như mình vừa bị chửi"(Nguyễn Văn Lưu).

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Vinashin chỉ là chuyện quá ư nhỏ nhoi

Vinashin chỉ là chuyện quá ư nhỏ nhoi

Vũ Cao Đàm

 Cách đây không lâu, khi câu chuyện Vinashin sốt lên trên diễn đàn Quốc hội và ngay cả trên trang Bauxite Việt Nam, nhạc sỹ Tô Hải đã cảnh báo trên trang blog của mình rằng, các nghị sỹ coi chừng lạc hướng.
Ngay sau bài viết của cụ Tô Hải, trên Bauxite Việt Nam có bài hưởng ứng của hai tác giả Đâu Chăng Tá và Hy Tuệ, viết dưới dạng hơi hài một chút trong mục Thư giãn chủ nhật, nhưng khẳng định: Nhạc sỹ Tô Hải đã đúng. Lão cựu chiến binh, nhạc sỹ Tô Hải, tác giả bản hợp xướng bất hủ, từng làm rung động trái tim của cả triệu con người, Tiếng hát biên thùy, đã than rằng, các nghị sỹ đã kêu ca về chuyện ăn cắp vặt trong nhà, nhưng quên mất sự hiện diện của trái bom đặt trên nóc nhà chờ phút khai hỏa. Ngoài bài báo của Đâu Chăng Tá và Hy Tuệ, tôi chưa phát hiện thấy bài nào quan tâm tới lời cảnh báo của ông già chí sĩ Tô Hải ở tuổi bát tuần có dư này

Sinh Tử Lệnh là của ai?



Chiến sĩ AN kể chuyện: Sinh Tử Lệnh là của ai?

22/11/2010
http://dailyvnews.wordpress.com/2010/11/22/chi%e1%ba%bfn-si-an-ninh-k%e1%bb%83-chuy%e1%bb%87n-sinh-t%e1%bb%ad-l%e1%bb%87nh-la-c%e1%bb%a7a-ai/
                                          
Lời Tòa Soạn Tin Tức Hàng Ngày: Bài viết này được viết cách đây hơn một tháng (ngày 20/10/2010), nhưng do vấn đề tế nhị tác giả chưa đưa lên mạng phổ biến. Theo như thông tin của bài viết khẳng định trước Đại hội Đảng XI Hacker sẽ tiến hành đánh phá một số trang web và blog log chính thống “lề bên phải”.
Hôm qua trang VNN, Tuần VNN… đã bị hack là một minh chứng.
Được phép của tác giả (xin giấu tên), Tin tức hàng ngày xin giới thiệu cùng bạn đọc tham khảo và kiểm chứng những thông tin do tác giả cung cấp từ trước đây.