Nhãn

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Vị phồn thực


Vị phồn thực

Truyện ngắn của Vũ Ngọc Tiến


                                             

 1- Tôi tỉnh dậy sau một đêm dài mộng mị. Hắn và cả cái phòng tranh quái đản, trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật cứ ám ảnh tôi suốt đêm, không sao chợp mắt được, đầu óc rối tinh, bộn bề những kỷ niệm về tình bạn giữa tôi với hắn một thời lửa máu. Ngần ấy năm bầu bạn thân thiết, tôi chỉ biết hắn đã từng làm thơ, viết văn, rồi vì thứ của nợ ấy hắn dính đòn, bị đẩy ra mặt trận, thành lính trinh sát pháo binh, cùng tiểu đội với tôi ở chiến trường khu Năm ác liệt. Đành rằng hắn có chút hoa tay, vẽ sơ đồ các cứ điểm của địch chuẩn xác và sinh động đến kỳ lạ, nhưng để làm họa sĩ lại là chuyện khác. Thơ hắn tứ lạ, lời đẹp mà hắn lại gác bút mấy chục năm, rồi chuyển sang nghề vẽ, làm tôi ngỡ ngàng…
2- Chẳng biết hắn học quy luật về ánh sáng, hình sắc, đường nét ở đâu, từ bao giờ mà phòng tranh vừa mở đã gây ồn ào dư luận, khen chê các kiểu. Mới tập tọng vào nghề, hắn đã nhảy ngay vào lĩnh vực tranh tiêu đề khổ lớn, mỗi bức to bằng lá chiếu đại. Đã là tranh tiêu đề thì đằng sau bố cục và những gam màu còn ẩn chứa nội hàm tư tưởng triết mỹ của tác giả, chứ đâu có bỡn. Vậy mà trong hết thảy các bức vẽ, hắn đều đặt tâm điểm triết mỹ vào hình tượng người đàn bà khỏa thân, ngồn ngộn những V và L!

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Văn hóa E dùi cui

 Văn hóa E dùi cui

            Nguyễn Văn Tuấn

Đó là tên mà các bạn bên báo Diễn đàn (Paris) đặt cho Vietnam Airlines (VNA) sau vụ hành hung hành khách vừa qua. Tôi cũng có nhiều kinh nghiệm với VNA, ủng hộ VNA lâu dài. Nhưng đọc qua câu chuyện của huấn luyện viên Lê Minh Khương và những đe dọa của VNA cho anh vào “danh sách đen” thì tôi thấy cần phải xem lại lòng trung thành của mình.

Ký ức làng Cùa

                 Ký ức làng Cùa

                        Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

                                            Chương hai

                                                          1

Lê Văn Vận là chàng lực điền khoẻ mạnh, cha mẹ mất sớm, không tấc đất cắm dùi, kiếm ăn bằng nghề thả lưới trên sông Lăng. Về nguồn gốc của Vận không ai rõ. Có tin đồn, cha mẹ Vận cũng là thuyền chài ở mãi vùng Ngã Ba Môi, năm ất Mão người chồng lặn xuống vụng Giải tìm của nửa ngày không lên, bà vợ nóng ruột nhảy xuống cứu cũng mất tích. Dân chài từ lâu có tục thả nồi đồng, mâm đồng, chậu thau đồng xuống những vực nước sâu dọc triền sông Lăng. Cách để của khá độc đáo này có cái lợi  là không phải mang theo thuyền, đỡ cồng kềnh và đặc biệt không thể mất trộm. Tuy nhiên cái hại của nó thì không lường được. Vực sông thường là những xoáy nước cuồn cuộn với sức hút ghê gớm, phải là người lặn giỏi, bền sức vào cữ giêng hai mới lấy những thứ đã giấu lên được. Muốn "của" an toàn, hàng năm gia chủ phải sắm lễ vật cúng thần sông vào ngày rằm tháng bảy. Cái vụng nước mà bố mẹ Lê Văn Vận lặn xuống, trước đã có thằng bé chết đuối lúc cưỡi trâu bơi qua sông. Mãi sau này người ta mới biết, nó bị dòng nước hút xuống đáy sông, xoay tròn như cối xay lúa rồi chui tọt vào cái nồi đồng điếu to đại, mắc cứng ở đó không nổi lên được. Thằng bé chết bất đắc kỳ tử nên rất thiêng, cứ mỗi năm đến mùa lũ nó lại bắt một người.

Bà Ngô Đình Nhu, năm mươi năm cô đơn

Bà Ngô Đình Nhu, năm mươi năm cô đơn
Kim Thanh
                                  
                           Bà Trần Lệ Xuân trên bìa tạp chí Time.

Tin từ Ngô Đình Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.
Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và những người mà tôi biết chắc vẫn còn ái mộ, quý mến - hoặc ít ra không thù ghét - Bà Ngô Đình Nhu, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không như những phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà tặng Hội JECU năm xưa, được Ngô Đình Lệ Thủy trao cho tôi.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Quan điểm mới trong hợp tác và phát triển của Thụy Điển

Quan điểm mới trong hợp tác phát triển của Thụy Điển (1)

Gunilla Carlsson,
Swedish Minister for International Development Cooperation

Người dịch: Phạm Hồng Sơn

Lời người dịch: Thụy Điển là một dân tộc nhỏ (hiện chỉ có khoảng 9 triệu dân) và ở một nơi rất lạnh (miền nam Thụy Điển có nhiệt độ thấp nhất trong mùa hè vào khoảng 12°C-15°C). Nhưng chỉ hai sự kiện liên quan tới Việt Nam cũng đủ cho thấy Thụy Điển là một dân tộc nhỏ mà không bé, đất nước rất lạnh mà tình người ấm nồng. Năm 1969, Thụy Điển đã một mình đi ngược lại chính sách phong tỏa, cấm vận của cả khối tư bản để thiết lập quan hệ và trợ giúp cho Việt nam Dân chủ Cộng hòa – một quốc gia tận tụy trong khối cộng sản. Nhưng khác với những người “anh lớn”, Liên-xô, Trung quốc, của Việt nam Dân chủ Cộng hòa, Thụy Điển chỉ giúp những phương tiện hòa bình (bệnh viện dân sự, nhà máy giấy,...) và vẫn luôn bên cạnh nhân dân Việt nam ngay cả trong những đêm đối đầu khốc liệt giữa các dàn tên lửa SAM-II của Liên xô và máy bay B52 của Mỹ. Thế mà nay, trong hoàn cảnh thời bình, Thụy Điển lại quyết định đóng cửa Đại sứ quán sau hơn 40 năm hiện diện liên tục tại Hà nội. Lý do nào đã khiến Thụy Điển có quyết định này? Liệu đó có phải chỉ là “chuyện nội bộ” của Thụy Điển như câu trả lời ráo hoảnh của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt nam? Đó chắc vẫn là câu hỏi còn ngậm ngùi trong lòng nhiều người dân Việt nam. Hy vọng, bài phát biểu mới đây (07/03/2011) của bà Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Quốc tế của Thụy Điển tại Trường Kinh tế London, sẽ đem lại cho người Việt chúng ta hiểu thêm về quyết định đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà nội. Xin trân trọng giới thiệu tới quí vị:

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Ký ức làng Cùa

        
                                   Đặng Văn Sinh

           Ký ức làng Cùa

                                       Tiểu thuyết

           Vào một đêm mùa hè năm Mậu Ngọ, có ngôi sao băng từ dải Ngân Hà rơi xuống phía đông nam làng Cùa, kéo thành một vệt sáng chói, cong như lưỡi kiếm, kèm theo tiếng nổ rùng rùng như sấm động. Sáng ra dân làng vô cùng kinh ngạc khi thấy dải đất trồng dâu đồng Bìm Bịp bị khối thiên thạch khoét thành một cái đầm lớn, nước đục ngầu, vẫn còn sôi sùng sục....Cái đầm ấy giờ gọi là đầm Ma.


                                                                      Ký ức làng Cùa

           Chương II:   1  2  3 

           Chương III   1

           Chương IV   1  2

           Chương V     1

                Phần thứ nhất

 
                                            Chương một
                          
                                                                1

          Gần trưa ngày mười tư tháng bảy, chánh tổng Khúc Đàm đang xử một vụ tranh chấp đất đai ở làng Bối Khê thì hay tin bà Ba bị đắm đò sông Lăng, sắp đến rằm xá tội vong nhân, già nửa đàn bà con gái làng Cùa kéo nhau sang chợ Lành mua hoa quả, vàng hương, tiền giấy, voi giấy, ngựa giấy và cả chó giấy về cúng cháo thí[1]
          Sông Lăng ngày thường rộng chưa đầy trăm thước, nước trong vắt, có thể nhìn rõ những con cá đồng tiền lượn lờ giữa đám rong đuôi chồn vảy lấp lánh phản chiếu ánh mặt trời. Những chú cá măng kìm mõm dài ngoẵng, lỗ mũi phình ra như mũi lợn rừng, lao vun vút tựa tên bắn rượt theo đám đòng đong. Lũ “thảo dân” này có cái đầu quá khổ vì phải vác đôi mắt thô lố, gồ lên, đỏ đòng đọc chẳng khác gì ngọn đèn báo hiệu lâu ngày không được lau chùi trước cửa các tiệm cô đầu. Thỉnh thoảng vào những hôm đẹp trời, dòng nước trong vắt như mắt mèo, sau một cơn mưa bóng mây, bỗng như có phép thần, chuyển sang vàng sẫm rồi đỏ hồng như màu cà chua chín. Khối màu sắc lạ mắt này không ổn định mà cứ chuyển động uốn éo tựa như dải san hô với hàng tỷ xúc tu mềm mại đang đưa đẩy theo nhịp thở của biển. Đám du ngư ấy là loài cá trầm ba sọc từ cửa sông ngược về thượng nguồn, tìm loại rêu ký sinh bên vách đá vôi trên ngọn thác cao nhất của dãy Nham Biền. Cá trầm ba sọc nhỏ bằng bàn tay, toàn thân vàng óng như quả mướp vừa chín hoặc hồng nhạt tựa trái doi rừng, dưới bụng có ba vệt đen mảnh như sợi chỉ, đem tẩm rượu rồi hấp cách thuỷ thì không có một món cao lương mỹ vị nào sánh kịp. Từ lâu lắm, người dân làng Cùa truyền lại cho nhau, chỉ vào những năm loạn lạc hoặc thiên tai mất mùa cá trầm ba sọc mới kéo nhau ngược sông Lăng tìm rêu đá. Đã mấy chục năm rồi, bắt đầu từ cuối tháng ba, người ta lại được chứng kiến canh tượng trên.

Về sự sợ hãi

Về sự sợ hãi



Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

“Hư thực”, không gian ảo và triết luận của những nghịch lý


“Hư thực”,
không gian ảo và triết luận của những nghịch lý


Đặng Văn Sinh

 “Hư thực” là cuốn tiểu thuyết hư cấu ở trình độ cao mà nhân vật trung tâm được trình bày như là sự phân thân nhằm thể nghiệm cho ý đồ nghệ thuật mổ xẻ những trạng thái tâm lý thông qua hàng loạt những giấc mơ. Khu rừng hoang vắng gần biên giới được tác giả chọn làm điểm xuất phát của hành trình đi tìm cảm hứng chỉ là không gian vật lý mang tính ước lệ. Không gian nghệ thuật mới là điều kiện cần thiết để hình thành chuỗi hư cấu. Nó là một thứ đại lượng không xác định, được mở rộng ra nhiều chiều, nhiều vùng miền trên cái nền suy tưởng do hiệu ứng của những ảo giác đem lại. Vậy có thể xem đây là loại không gian giả định, luôn biến hóa, hoán vị theo trạng thái tâm lý hoặc tính chất các sự kiện của dòng ý thức. Loại không gian ảo này luôn tiềm tàng năng lực dẫn dụ các ý tưởng, liên kết những chi tiết có vẻ như vô lý thành hợp lý, chỉ hình thành khi nhân vật chính của tác phẩm có danh xưng là Y sử dụng con mắt thứ ba, tức giác quan thứ sáu. Không gian nghệ thuật ở đây còn có những đặc trưng khác là tiếp nối, đan xen, chồng chéo, không gian nhỏ lồng trong không gian lớn, đẩy người đọc vào những tình thế bất khả kháng.
Cùng với không gian ảo là thời gian hai chiều được kết nối trong mối quan hệ khá phức tạp trên cái trục hiện tại, quá khứ và tương lai mà xương sống của nó là những hồi ức được hình thành qua những giấc mơ. Mỗi giấc mơ là một câu chuyện có kết cấu không hoàn chỉnh nhưng nội dung của nó lại hàm chứa một quan niệm nhân sinh, hay một triết lý về thế giới tự nhiên. Phần lớn những câu chuyện được dẫn ra trong tiểu thuyết đều là sản phẩm của ảo giác thuộc loại liêu trai nhưng không thể xem là vô lý trong cõi nhân gian. Có ít nhất 7 truyện cực kỳ gây ấn tượng. Trên cơ sở những sự tích kỳ lạ và hệ thống nhân vật đầy cá tính, thông qua từng mẩu hồi ức, tác giả dẫn người đọc vào một mê cung mà ở đó ở mỗi ngóc ngách đều tiềm tàng sự đột biến chẳng những của trực giác mà còn làm đảo lộn những nhận thức lý tính.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Le Monde điểm sách

Mục điểm sách của báo Le Monde ngày 7 tháng 4 năm 2011

Cuốn sách của tác giả Lưu Hiểu Ba nhan đề “Triết lý của con lợn và các tiểu luận khác”: chế độ Trung Quốc qua con mắt của Lưu Hiểu Ba
Phạm Anh Tuấn dịchsponsorisés par
imagePhải hiểu được Lưu Hiểu Ba là mối đe dọa ở tầm mức nào đối với chế độ cộng sản Trung Quốc – đến mức họ phải bỏ tù ông 11 năm – khi đọc một số tiểu luận và bài báo vừa được Nhà xuất bản Gallimard tập hợp để xuất bản thành sách.
Kể từ khi xảy ra những sự kiện ở Thiên An Môn hồi năm 1989 nhà trí thức nổi tiếng này bị cấm xuất bản tại Trung Quốc, không được tiếp xúc báo chí, hết bị tống vào nhà tù sau đó lại bị đưa vào trại cải tạo rồi bị quản chế tại gia, vì thế chỉ còn lại một công chúng rất ít ỏi biết đến ông, chủ yếu là những người ở ngoại quốc. Mặc dù ông từng gọi Internet là “món quà của Chúa” nhưng phần lớn người Trung Quốc đều không biết tới Giải Nobel năm 2010 mà bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã xuyên tạc hình ảnh về nó theo cách thật thô bỉ, hoặc giả người Trung Quốc đang giả vờ quên ông đã từng thực sự tồn tại.
Phải thừa nhận rằng những cố gắng của ông “dùng sự thật để lật đổ chế độ của dối trá” – đầu đề của một trong những tiểu luận của ông trong cuốn sách này – đã đánh trúng đích: chính quyền cộng sản vẫn tiếp tục xuyên tạc lịch sử, bóp méo thông tin hoặc sửa lại ký ức của cả dân tộc, thế nhưng họ đã chịu thua một đầu óc phân tích biết lấy cảm hứng từ phong trào dân chủ diễn ra liên tục tại Trung Quốc, biết tham khảo các trào lưu tư tưởng Phương Tây và luôn biết lắng nghe một xã hội dân sự đang lớn mạnh và phong trào bảo vệ các quyền (Weiquan yundong) mà ông mô tả sự ra đời của nó trong cuốn sách này.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Mạn đàm với nhà thơ Hữu Loan (phần 3)

Mạn đàm với nhà thơ Hữu Loan  
                  (Phần 3)      

  • Một độc giả
    Nguồn Vietnamexodus




           Đây là một tư liệu thuộc loại quý hiếm về nhà thơ Hữu Loan - tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim - đó là cuốn video mạn đàm với nhà thơ, được thực hiện ngay tại tư thất của ông ở tỉnh Thanh Hóa vào năm 2000. Lời yêu cầu của người gởi tặng cuốn video này là "hãy gìn giữ lại lịch sử đích thật của dân tộc Việt Nam".
           Đúng vào ngày thâu hình buổi mạn đàm, một nhóm đại biểu quốc hội VN đến tìm nhà thơ Hữu Loan, nhưng ông từ chối không tiếp. Đại biểu đứng ngoài hàng rào nói vọng vào trong lúc nhà thơ Hữu Loan ở ngoài vườn: "Ông khoẻ không?"
Nhà thơ Hữu Loan trả lời : " Nhìn thì biết! "
Đại biểu quốc hội hỏi tiếp: " Dạo này ông làm gì? "
Nhà thơ Hữu Loan đáp: "Tôi học làm người !"
Thấy không được tiếp, đoàn đại biểu bỏ ra về!
Trong buổi mạn đàm, nhà thơ Hữu Loan kể lại việc ông bị cấm đoán không được phép xuất bản các sáng tác của ông như thế nào. Ông đã nhiều lần bị ám sát hụt ra sao? Nhà thơ Hữu Loan nói gì về nhà thơ Nguyễn Duy? Ông phê bình thế nào về một vài nhân vật liên quan đến ngành văn hóa ở Việt Nam?
Chúng tôi xin chia buổi nói chuyện này ra làm hai phần. Phần 1 là phần âm thanh của cuộc mạn đàm của nhà thơ Hữu Loan. Phần 2 sẽ là vừa phần âm thanh và phần video  của cuộc màn đàm đó. Lý do vì chúng tôi cần phải có thời gian để chuyển phần hình ảnh từ video qua dạng Mpeg để có thể phát được trên mạng. Chúng tôi xin thành thật cám ơn một bạn đọc đã gởi tặng cuốn video hiếm quý này về nhà thơ Hữu Loan.


            

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Mai Huy Thuật, một đời văn


     Mai Huy Thuật, một đời văn
                                                                                       Đặng Văn Sinh

Nhà văn Mai Huy Thuật

Vào khoảng giữa năm 1990, do sự tình cờ, một lần tôi được đọc truyện ngắn Các ngài lãng phí quá của tác giả Mai Huy Thuật trên tuần báo Văn nghệ số 1(17-3-1990) của Hội Nhà văn Việt Nam. Câu chuyện viết về các công dân nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa anh hùng đang trần lưng “cày” trên vùng hoang mạc nóng bỏng Tây Nam Á, hy vọng “múc tát” được chút gì đó gửi về cứu vợ con đang đói xanh xao, hậu quả của nền kinh tế suy thoái sau gần hai chục năm làm ăn thất bát dưới cái nhãn hiệu “Hợp tác xã nông nghiệp”. Phải nói là cách viết của Mai Huy Thuật gây ấn tượng rất mạnh, nhưng thật đáng buồn, báo bị ai đó xé mất mấy tờ, thành thử không biết được phần kết ra sao. Riêng cái đoạn tiến sĩ Trữ đọc tiểu thuyết Don Quijote bằng nguyên bản tiếng Tây Ban Nha và cuộc nói chuyện không bình thường giữa anh với viên kỹ sư ngưới Ả Rập cứ ám ảnh tôi mãi.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Vụ án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

TS CÙ HUY HÀ VŨ CÓ PHẠM TỘI: TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM ?


"Tôi cũng sẽ không trả lời bất cứ một lời nào đối với hội đồng và cũng không tranh tụng gì nữa và đề nghị hội đồng tuyên án luôn, mức án bao nhiêu tôi cũng chịu trước dân tộc và trước nhân dân".
Cù Huy Hà Vũ

"Tổ Quốc và Nhân dân Việt Nam sẽ phá án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ".
Cù Huy Hà Vũ

“Lời nói không bao giờ làm thành thực thể của trọng tội được. [...] Ở đâu mà xét xử theo kiểu này thì ở đó không còn tự do nữa. Ngay cả cái bóng dáng của tự do cũng mất nốt”.
Montesquieu



Nhà văn Phạm Viết Đào


       
Chưa được chính thức tiếp cận cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, vả lại qua thông tin báo chí thì văn bản cáo trạng này đã nhiều lần chính sửa, thậm chí còn được sửa tới phút chót về các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật của Ts Cù Huy Hà Vũ ?
Qua thu thập thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng, Ts Cù Huy Hà Vũ đã có một số hành vi sau đây rất có thể sẽ được đưa vào  cáo trạng để khép vào tội danh: Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Tội danh này đã được quy định tại Điều 88 của Bộ Luật Hinh sự…
Đó là các nhóm hành vi sau đây:
1/ Viết bài, phát tán trên mạng, trả lời phỏng vấn một số Đài nước ngoài các ý kiến làm ảnh hưởng tới uy tín của Chính phủ, của Đảng cầm quyền…
2/ Viết đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số công chức, quan chức trong bộ máy Nhà nước;
Ngoài ra Cù Huy Hà Vũ bị bắt không phải do Cơ quan điều tra thu thập đủ chứng cứ, đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn theo đúng trình tự pháp luật về tố tụng để tiến hành bắt giữ mà bắt giữ Cù Huy Hã Vũ tại thành phố Hồ Chí Minh do hành vi tiếp bạn gái tại khách sạn sau 12 giờ?
Trước hết xin được có ý kiến về nhóm hành vi thứ nhất mà chủ blog biết chắc chắn Ts Cù Huy Hà Vũ có làm; nhưng để kết là có vì phạm luật pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì cần phải thảo luận, tranh luận…
Thứ nhất, Ts Cù Huy Hà Vũ có trả lời phỏng vấn một số Đài nước ngoài, có viết bài phê phán một số việc làm sai của Chính phủ, một số quan chức trong công tác quản lý kinh tế xã hội…
Hiện nay chưa có một điều luật nào, Bộ Luật nào kể cả Luật Báo chí quy định cấm: công dân không được phát biểu ý kiến của mình trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, phê phán những việc làm sai của cơ quan công quyền và công chức theo quy định của pháp luật hiện hành; nếu người lên tiếng đó có cơ sở để chứng minh…
Điều 10 của Luật báo chí có quy định Cấm tuyên truyền chống Nhà nước; tội danh này được cụ thể hóa bằng Điều 88 của Bộ Luật Hình sự…
Thứ nhất cần phân biệt và làm rõ khái niệm “phê phán Nhà nước” thể hiện trong 2 loại hành vi:
-a/ Giữa hành vi vi phạm luật pháp hiện hành làm tổn hại đến uy tín, tài sản, danh dự của cơ quan và quan chức nhà nước
-b/ Hành vi chống lại việc lợi dụng danh nghĩa nhà nước, quyền lực của nhà nước của một số cơ quan, quan chức nhà nước để làm trái pháp luật, nhằm để trục lợi cho bản thân hay để phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó ?
Về 2 nhóm hành vi này thì hành vi xếp vào nhóm b không thể kết vào tội tuyên truyền chống nhà nước mà phải được xếp vào hành vi tuyên tuyền để xây dựng, bảo vệ nhà nước pháp quyền ?
Theo nhận thức của người viết bài này thì những hành vi của Cù Huy Hà Vũ nên xếp vào nhóm b; nhóm hành vi phê phán để lành mạnh hóa nhà nước là có cơ sở…

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Uống rượu với chồng...


                        “Uống rượu với chồng”*,
               một "đoạn trường thơ"

                                          Đặng Văn Sinh

                                                              

                Quanh năm khó nhọc bộn bề
                         Sớm đi sấp ngửa, tối về đăm chiêu
                         Ngược xuôi chạy trốn cái nghèo
                         Bao nhiêu hy vọng thả theo gió trời
                         Oái oăm là cái sự đời
                         Có trôi chảy cũng nửa vời đắng cay
                         Ngồi buồn rót rượu ra say
                         Chén này nhắm với nỗi này phải không?
                         Ừ thì đắng nuốt vào lòng
                         Cay phà vào gió mênh mông quanh mình
                         Mặc cho thiên hạ rập rình
                         Ta ngồi đây rót cho mình, cho nhau
                         Này là bể khổ nguồn đau
                         Này là đò chật sông sâu chập chờn
                         Nhấp môi chạm phải cơn nguồn
                         Gió  ào ạt gió, mây lờn vờn mây
                         Thì mình cứ rót em say
                         Tựa vào hơi ấm mà bay một lần
                         Đất xa, trời tạt xuống gần
                         Chung chiêng cả mấy mươi lần thế gian...

                                             Nguyễn Lam Điền
                                      (Bài thơ đã đăng trên tuần báo Văn nghệ)