Nhãn

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Lịch sử giết chóc của Đảng Cộng sản Trung Quốc



Lịch sử giết chóc của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Liên Xô
                                     

                                                               Staline và Hitler

                       
                                                             1/  Mao và Trung Quốc           



                                




                                       


                                


                                       

                                

                                

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         



                                         

                                                       

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                         

                                                                         

                                         





Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa

Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group  
  
Hỏi: Ông có cho rằng môi trường văn hoá tạo nên tài năng không? Chúng ta biết phong trào Thơ mới đánh dấu một sự bùng nổ thi ca với sự xuất hiện của nhiều tài năng trẻ tuổi như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận... Phải chăng đó là ảnh hưởng của tư tưởng tự do từ nền văn hoá Pháp? Ngày nay, ở đất nước chúng ta không thiếu những người trẻ tuổi có tài, nhưng họ bị thui chột rất nhanh trong môi trường xã hội Việt Nam. Ngược lại, một đứa trẻ đang học ở Việt Nam rất bình thường, nhưng nếu sang một môi trường được giáo dục tiên tiến hơn, như Mỹ chẳng hạn, thì lại vượt hẳn lên.
Trả lời: Hiện tượng bùng nổ do những trạng thái phát triển mới về tự do không phải là hiện tượng chỉ có ở Việt Nam. Thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng là những thời kỳ làm bùng nổ rất nhiều tài năng, có những người đã trở thành tài năng kinh điển như Michelangelo, Raphael, Shakespeare, Goethe, Rousseau, Voltaire, Montesquieur... Những trạng thái bùng nổ tinh thần tạo ra sự bùng nổ các tài năng là một hiện tượng có thật. Ở Việt Nam cũng có nhiều lúc như vậy.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Ký ức làng Cùa (tiếp theo)





                      Ký ức làng Cùa

                        Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

                                      Chương bốn


                                                                       
                                                                1

         Từ khi chánh Đàm chết, người quản lý cơ nghiệp họ Khúc là bà cả Huê. Khúc Luận được bà ta nuôi dạy như con đẻ. Thậm chí nó còn được cưng chiều hơn cả Khúc Thị Huệ, lúc này đã bốn tuổi, giống thằng anh như đúc mặc dù chúng không cùng một mẹ sinh ra. Tất nhiên là bà ta thâm thù Mạc Thị Lánh. Chính vì cô ta - con đĩ lăng loàn trời đánh thánh vật - mà chồng bà phải chết. Cái chết của Khúc Đàm làm thanh danh gia đình bị hoen ố, là đề tài cho thiên hạ đàm tiếu. Nhưng thằng con do cô ta đẻ ra lại quý như vàng. Nếu không có nó, toàn bộ gia tư điền sản sẽ rơi vào tay kẻ khác mà trước hết là mấy đứa con của Khúc Kiệt. Lão này biệt tăm bảy tám năm, thỉnh thoảng mới mò về mà lại toàn về vào ban đêm. Cánh lý dịch từ lâu đã nghi lão đang làm việc cho một tổ chức bí mật nào đó chống lại nhà cầm quyền nên cách ăn nói khác hẳn thời kỳ còn làm thày đồ gõ đầu trẻ. Nhà họ Khúc sau này phải có một người đàn ông làm chủ, và người đó sẽ là Khúc Luận. Bỏ qua mọi định kiến của phường nhi nữ thường tình, quyết định của bà có ý nghĩa lịch sử đối với truyền thống vốn rất bảo thủ của các bậc phụ huynh làng Cùa. Bà nhồi nhét vào cái đầu trẻ thơ của Khúc Luận lòng hận thù và niềm khinh bỉ đối với người đã sinh ra nó. Mỗi ngày một ít, như mưa dầm thấm lâu, phương thức giáo dục đầy tính vụ lợi của người đàn bà đáo để này đã làm méo mó hình ảnh bà Ba trong tâm trí thằng bé. Đại khái ý niệm thường trực của nó luôn coi mẹ là người đàn bà lẳng lơ đĩ thoả, bỏ nhà theo trai, tội đáng gọt tóc bôi vôi thả bè trôi sông. Còn Lê Văn Vận là tên vong ân bội nghĩa, giết bố vợ cướp vợ bé của ông ta rồi đem nhau đi trốn. Chánh Đàm đã về với tổ tiên, bà cả Huê tô vẽ lão ta thành một thứ thần tượng để nhào nặn Khúc Luận theo quan điểm giáo dục của mình. Đó là lòng hận thù đến tận xương tuỷ và sự khinh miệt nhân cách đối với kẻ đã phá vỡ bức thành đồng gia pháp, đảo lộn cương thường, gây ra màn bi kịch độc nhất vô nhị ở vùng Ba Tổng.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Nỗi đau nước Việt...

Nỗi đau nước Việt: Chuyện của cha con Vũ Văn Hiền và Vũ Minh Tuấn đài VOV
Nguồn: danlambao.com
Việt Nam ta sắp có Kim Jong Un - Chuyện của cha con Vũ Văn Hiền và Vũ Minh Tuấn đài VOV
Posted on 24/06/2011
Dân Làm Báo nhận được một bài viết từ anh Đăng Khoa với lời giới thiệu như sau:  "Tôi là dân làm báo ở Đài TNVN nhờ các bạn ở dân làm báo của nhân dân post giùm bài này lên mạng của các bạn, cũng là góp một phần cho cuộc đấu tranh vì sự thật. Xin cảm ơn các bạn". Dân Làm Báo xin gửi đến các bạn chuyện bố con nhà họ Vũ ở VOV theo lời kể của Đăng Khoa.
                                     Cha con "GSTS" Vũ Văn Hiền
                                                             *

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Trái tim chó



Mikhail Bulgacov

Trái tim chó


Chương 5

Nhật ký của bác sĩ Van Arnoldovich Bormental. Tập vở mỏng bằng giấy khổ vừa. Nét chữ của Bormental viết kín. Hai trang đầu chữ nhỏ li ti, ngay ngắn, rõ ràng, còn càng về sau càng tháu, không đều; nhiều chỗ nhoè.
Ngày 22 tháng 12 nạm 1924, thứ hai
Bệnh sử
Chó thí nghiệm khoảng hai năm tuổi. Giống đực. Nòi thường. Tên thường gọi - Sarik. Lông thưa mọc thành từng búi, mầu nâu  nhạt,nhiều chỗ bị cháy sém. Đuôi mầu sữa đặc. Bên sườn phải có  đám sẹo của vết bỏng đã khỏi hoàn toàn. Trước khi đến chỗ giáo sư  ăn uống rất kém, sau một tuần đã được vỗ béo cao độ. Nặng 8 kg
(dấuchấm than).
Tim, phổi, dạ dày, thân nhiệt tình thường.

Ký ức làng Cùa (tiếp theo)




                      Ký ức làng Cùa

                        Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

                                            Chương ba

           
                                                1

Sang ngày th hai thuyn đến ngã ba Tam Giang. Vn s có người truy đui c mi miết chèo, không dám  ghé b. Đêm hôm y hn dt vào mt cánh bãi b trm ngô non cho bà Ba luc. Th Lánh lúc này đã đi li được nhưng vn còn yếu bi nhng vết đòn thâm  tím  khp người. ánh la yếu t ht ra t khoang thuyn, nhìn t xa nhp nhoè như ma trơi. T đây đến k L ch già na ngày đường. V k L ri s tính chuyn  làm ăn. Hn đem ý định ca mình bàn vi bà Ba. Cô ta va nghe đã giãy ny:
- Không được đâu. Dân Ba Tng có nhiu người đi ch k L. H mà bt gp thì nguy. Theo tôi, ta nên theo sông C Cháy lên mn Bc kiếm kế sinh nhai có khi li hơn.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 3

Biểu tình chống Trung Quốc lần 3
                   (19/6/201)
                 
* 11:05
Hà Nội : Đoàn biểu tình sau khi đi một vòng thành phố biểu dương tinh thần yêu nước, chống hiểm họa xâm lăng đã tự động giải tán, điểm cuối là công viên tượng Lenin. Hiện mọi người đã về nghỉ ngơi, đồng thời hẹn nhau tuần sau tiếp tục.
Theo ghi nhận, vào lúc cao điểm, cuộc biểu tình sáng nay tại Hà Nội lên đến khoảng 300 người
* 10:45
Hà Nội : Đoàn biểu tình đang tuần hành trên phố Tràng Tiền, không khí vẫn đang rất náo nhiệt.
Sài Gòn : Gần như toàn bộ những nhân vật nổi trội trong 2 cuộc biểu tình trước đều đã bị ngăn chặn. Ngoài ra, tin cho biết, Blogger Tạ Phong Tần bị công an bao vây, ngang nhiên khóa cửa, khiến chị không thể ra ngoài được.
Tình hình xung quanh khu vực lãnh sự quán hiện đang rất căng thẳng, hầu như bất cứ hoạt động nào cũng bị theo dõi gắt gao.

                  Video biểu tình tại Hà Nội (Nguồn : Trannhuong.com)

                        Video biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn (Nguồn : YouTube)

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Một bước chuyển

Một bước chuyển thật chăng?

(Suy nghĩ nhân một bài mới đăng trên báo Đảng)
Hà Sĩ Phu

                                               Bé Sài Gòn đi trước đoàn biểu tình
Biển Đông cuộn sóng, quân xâm lăng truyền kiếp lại đang táo tợn, dồn dập, thách thức sự tồn vong của đất nước và thách thức nhân phẩm mỗi người Việt Nam chúng ta.
Trong không khí vừa sục sôi sục căm giận vừa lo âu của dân chúng, bài báo Những bước đi có tính toán…, (ký tên Tấn Vũ) xuất hiện trên Báo điện tử của ĐCSVN có thể xem là một bước ngoặt rất mới, rất có ý nghĩa trong quan điểm và thái độ của Đảng đối với sự xâm lấn của Trung Quốc và với toàn bộ mối quan hệ Việt-Trung.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Vương triều Lý dưới góc nhìn của tiểu thuyết gia Hoàng Quốc Hải

 Vương triều Lý dưới góc nhìn
 của tiểu thuyết gia Hoàng Quốc Hải

                                                                  Đặng Văn Sinh

Sau khi bộ tiểu thuyết lịch sử "Bão táp triều Trần" được xuất bản trọn bộ vào năm 2003 làm xôn xao dư luận văn đàn Việt Nam, thì đến cuối năm 2010, nhà văn Hoàng Quốc Hải lại tiếp tục trình làng bộ trường thiên sử thi " Tám triều vua Lý"* không kém phần hoành tráng. Đây là bộ tiểu thuyết mà ông đã thai nghén trong vòng hai mươi năm, được xem như một tập đại thành về vương triều nhà Lý từ lúc khởi nghiệp đến khi suy vong.
"Tám triều vua Lý" gồm bốn tập ("Thiền sư dựng nước", "Con ngựa nhà Phật", "Bình bắc dẹp nam", "Con đường định mệnh"), được tác giả phân định theo các mốc thời gian quy ước của khoa nghiên cứu lịch sử. Tổng cộng 3509 trang, khổ 14,5 X 20,5, chỉ xét về dộ dày cũng đã là một kỷ lục đáng nể.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Lại đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược

Lại đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược


 Vũ Danh Phóng viên BVN (Ảnh và bài)
                                   
Lên sân Công viên Lê Nin. Ảnh: Phan Dương Hiệu & Vũ Dương

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi ông Đinh Thế Huynh

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi ông Đinh Thế Huynh
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúcTP.HCM ngày 12 tháng 6 năm 2011,

Kính gửi: Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
Thưa ông,
Tôi là LÊ HIẾU ĐẰNG, nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kỳ 1966-1967, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong 20 năm (từ 1989-2009), là đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa IV và khóa V. Sở dĩ tôi giới thiệu hơi dài dòng với ông như vậy để ông thấy rằng là lá thư này gởi ông không phải là của một kẻ xấu, càng không phải là của một kẻ phản động như bộ máy tuyên truyền thường hay hô hoán, mà là của một người có đầy đủ tư cách để viết lá thư này cho ông.

Báo quân đội nhân dân phê phán phim " Đường tới thành Thăng Long"


Hoan nghênh Báo Quân Đội Nhân Dân
lên tiếng phê phán bộ phim: Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long.
"HƯ CẤU” HAY “BÓP MÉO” ?
QĐND - Hư cấu là phương pháp sáng tạo của người làm nghệ thuật. Bản chất của hư cấu trong nghệ thuật là không giới hạn nhưng trong trường hợp những tác phẩm nghệ thuật như văn học, sân khấu, điện ảnh… lấy lịch sử làm đề tài thì sự hư cấu lại cần phải có giới hạn, đó là ranh giới giữa sự thực và hư cấu khi thể hiện nhân vật, sự kiện lịch sử. Tài năng của người làm nghệ thuật chính là chọn được cách ứng xử hợp lý khi hòa hợp được hai yếu tố này để tạo nên một thế giới nhân vật sống động, mới lạ.

Hà nội ngày 12 tháng 6 năm 2011

HÀ NỘI NGÀY 12-6-2011
Trường Nhân




Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Lục lại chiến tranh Việt Nam

Lục lại tài liệu về chiến tranh Việt Nam
CWIHP
Thảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ Việt Nam Ngô Minh Loan
Ngọc Thu dịch
Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã qua rồi nhưng tài liệu làm nên diện mạo nhiều mặt của nó thì chưa được cập nhật đầy đủ. Đó sẽ là một khó khăn rất lớn cho những ai muốn dựng lại một bộ tín sử về thời đoạn lịch sử quan trọng này. Biết được yêu cầu của chúng tôi, một số cộng tác viên có ý định từ nay sẽ cung cấp dần những tài liệu quý hiếm đã nằm trong kho lưu trữ của các nước nhưng chưa được bạch hóa tại Việt Nam. Mở đầu là bài dịch dưới đây, tiếp nối bài của chính dịch giả đã in trên trang mạng Đàn chim Việt mà chúng tôi xin phép in lại trong phần phụ lục. Đương nhiên, đây là những tài liệu mà độ phần trăm thật giả chưa được lượng định. Tuy vậy ít nhiều chúng cũng cung cấp cho ta những bức tranh đa dạng nhiều kích cỡ, nói lên những thuận lợi cũng như những khó khăn trắc trở mà Việt Nam phải tìm mọi cách để vượt qua trong cuộc chiến gay go của mình.

Bauxite Việt Nam

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Trái tim chó (tiếp theo)

Trái tim chó

Mikhail Bulgacov

Chương 4

Con chó Sarik nằm duỗi thẳng chân trên chiếc bàn mổ hẹp,  đầu bất lực dập
dềnh trên chiếc gối trắng bọc vải sơn. Bụng của nó  đã được cạo hết lông, còn bây giờ bác sĩ Bormental vừa thở nặng  nề, vừa vội vã xộc tông đơ vào đám lông trên đầu Sarik để hớt trụi. Philip Philippovich chống hai bàn tay vào mép bàn, đưa cặp mắt lấp lánh như bộ gọng kính vàng của ông quan sát từng bước của cái thủtục này và nói bằng giọng hồi hộp:
- Van Arnoldovich, cái thời điểm quan trọng nhất là khi tôi đi vào hố yên. Tôi xin anh, phải trao thật nhanh phần mấu phụ, và  ngay tức khắc khâu lại. Nếu như ở đó để xảy ra hiện tượng chảy máu, chúng ta sẽ mất thời gian và mất cả chó nữa. Mà thực ra thì nó cũng chẳng có tí hy vọng nào, - ông ngừng lời, nheo nheo mắt, nhìn kỹ vào đôi mi khép hờ có vẻ như đang giễu cợt của chó,  nói  tiếp: 
- Mà anh biết không, tôi thấy thương nó. Anh thấy đấy, tôi đã quen với nó rồi.

Ký ức làng Cùa (tiếp theo)


                      Ký ức làng Cùa

                        Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

                                         Chương ba




                                                          1


Sang ngày thứ hai thuyền đến ngã ba Tam Giang. Vận sợ có người truy đuổi cứ mải miết chèo, không dám  ghé bờ. Đêm hôm ấy hắn dạt vào một cánh bãi bẻ trộm ngô non cho bà Ba luộc. Thị Lánh lúc này đã đi lại được nhưng vẫn còn yếu bởi những vết đòn thâm  tím  khắp người. ánh lửa yếu ớt hắt ra từ khoang thuyền, nhìn từ xa nhập nhoè như ma trơi. Từ đây đến kẻ Lủ chỉ già nửa ngày đường. Về kẻ Lủ rồi sẽ tính chuyện  làm ăn. Hắn đem ý định của mình bàn với bà Ba. Cô ta vừa nghe đã giãy nảy:
- Không được đâu. Dân Ba Tổng có nhiều người đi chợ kẻ Lủ. Họ mà bắt gặp thì nguy. Theo tôi, ta nên theo sông Cổ Cháy lên mạn Bắc kiếm kế sinh nhai có khi lại hơn.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Tôi tự hỏi

Tôi tự hỏi
(nhân đọc bài của Thông tấn xã Việt Nam về hai cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn)
Người Sài Gòn

Các báo đài Việt Nam đồng loạt đưa tin hệt nhau, theo văn bản của Thông tấn xã Việt Nam, không sai một chữ “Thực tế sáng 5-6 có một số người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”.
“Thực tế sáng 5-6 có một số người đã tự phát tụ tập”, đọc nghe sao mà bức xúc như thể ai đó xa lạ đang có hành vi “tụ tập” vi phạm pháp luật. Rồi lại “đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM”, như thể vô tình làm điều đó; lời văn như đính chính như giải bày của kẻ dưới với bề trên, là mình vô can: Ai đó tự phát mà làm, chứ không phải ý của tôi, của chúng tôi.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Học giả Mỹ: Trung Quốc Cộng sản là mối đe dọa lớn nhất...

Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

Duy Ái - VOA

Giữa lúc những hành động được xem là hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông hồi gần đây làm cho nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, cảm thấy hoài nghi về tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình hay “hòa bình quật khởi” của chính phủ ở Bắc Kinh, hai học giả ở Mỹ đang chuẩn bị ra mắt cuốn sách nói về điều mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức quốc xã. Trong cuốn sách “Death by China” (deathbychina.com), phát hành vào đầu tháng sáu, Tiến sĩ Peter Navarro của Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry cho rằng những nhà cai trị tàn bạo ở Trung Nam Hải đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Tin tặc đột nhập nhiều trang web Trung Quốc...

Tin tặc đột nhập nhiều trang web Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông


Thụy My -RFI
        Bức ảnh được tin tặc đưa lên một trang web Trung Quốc
Từ khuya hôm qua cho đến hôm nay 2/6, tin tặc đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố lên án ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên cả một làn sóng công phẫn, đặc biệt là nơi cộng đồng mạng. Từ tối hôm qua, một số trang web của Trung Quốc đã bị tin tặc đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các “hacker”, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.
Khi truy cập vào địa chỉ: jdkgov.cn/jdkfq, sẽ thấy trên trang chủ là hình ảnh một người lính hải quân Việt Nam đang cầm súng, trên nền bản đồ Biển Đông có ghi rõ vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phía dưới là dòng chữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Ở dưới nữa là câu “Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh để bảo vệ vùng trời, vùng biển và tổ quốc”, và một clip ca nhạc mời đến thăm đất nước Việt Nam. Tấm hình này cũng được trông thấy trên trang investhuadu.gov.china, hacker ký tên là K20. Còn trên trang slarts.com, tin tặc viết “Ai có súng dùng súng…ai có gươm dùng gươm…tôi không có những thứ đó, chỉ biết dùng bàn phím tấn công”.
Cho đến 11 giờ sáng 2/6 (giờ Paris), tức 16 giờ chiều Việt Nam, hai trang investhuaduslarts vẫn còn bị tin tặc khống chế, trang jdk.gov.cn không thể truy cập được. Các trang khác như cnweapon.com, axgov.cn đã trở lại bình thường.
Trên Facebook, nhiều thành viên kêu gọi nhau cùng chọn ảnh biểu trưng (avatar) là tấm hình người lính hải quân đã nói trên đây. Còn trên Google, nếu gõ từ khóa Bình Minh 02 sẽ cho ra đến hơn 30 triệu kết quả trong vòng 0,07 giây.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Khi mâu thuẫn lên đến cấp độ nhà nước thì tình “hữu nghị” mặc nhiên bị vất vào sọt rác!

Khi mâu thuẫn lên đến cấp độ nhà nước thì tình “hữu nghị” mặc nhiên bị vất vào sọt rác!

Hà Văn Thịnh
           
Thứ năm, 02 Tháng 6 2011 07:45
“…lãnh đạo thì có cả một bầy sâu, hiểm hoạ thì được hiểu như là vở tuồng ngu ngơ, thiển cận, đồng minh thì bạn ít, bè nhiều, kẻ thù thì hung hiểm và càn rỡ đến mức khó lường... Hãy nhìn thẳng vào những sự thật đó…”

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

"Ný nuận" của kiêu binh


                   “NÝ NUẬN” của Kiêu binh

Vũ Quốc Uy


1/ Tác giả Quý Thanh nào đó thật không biết gì về chuyện “Luận anh hùng”. Luận anh hùng mà nhặt toàn chuyện bếp núc, đời tư, chẳng những thế còn xuyên tạc!
Anh hùng là người đáp ứng được những đòi hỏi lớn lao của xã hội trong một tình huống cụ thể, dám đương đầu một cách xứng đáng giải quyết một bế tắc, một nhiệm vụ khó khăn nào đó mà thời đại đặt ra, và nếu sứ mạng ấy là có thật thì mọi điều khác chỉ là chuyện nhỏ. Mặt khác cũng không thể lấy kết quả thành bại để luận anh hùng.

Ôi báo chí Việt Nam

Ôi báo chí Việt Nam

Nguyễn Quang A


Ông Phó bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đương nhiệm, ông Dương Thế Hùng đã không trúng cử Hội đồng nhân dân tỉnh trong đợt bầu cử này, tuy ông được tái cử.
Theo Điều 119 của Luật số 11/2003/QH11 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân các cấp, thì “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân”. Cho nên chắc chắn ông Hùng sẽ mất chức Chủ tịch UBND tỉnh. Nói cách khác cử tri đã phế truất ông. Đây là chuyện hết sức bình thường ở các nước dân chủ, nhưng là chuyện không nhỏ ở Việt Nam hiện nay, một dấu hiệu cho thấy cử tri có tiếng nói của mình ngay cả khi quyền tự do lựa chọn còn bị hạn chế.