Nhãn

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Xin thắp nén hương...


Xin thắp hương vái lạy linh hồn một văn nghệ sĩ - chính trị gia mới qua đời



Nhạc sĩ Tô Hải

Phải chờ đến sáng nay (24 tháng 12/2011), sau khi lướt qua mọi tờ báo- công- cụ- tuyên- truyền, nghe hết các chương trình Ti vi suốt ba ngày qua thấy…im re mình mới quyết định :
Dù có sắp chết đến nơi cũng phải nói lên vài điều với lớp trẻ VN hôm nay rằng:
Trưa hôm qua thứ sáu, 23 tháng 12 năm 2011 cả thế giới không cộng sản đều hướng về Praha, thủ đô nước Cộng Hòa Tcheque để tiễn đưa một con người nghệ sỹ-chính trị gia vĩ đại nhất thế kỷ XX, tác giả của cuộc Cách Mạng Nhung lật đổ chủ nghĩa cộng sản độc tài không bằng bạo lực, bằng trả thù mà bằng TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT.
Và ông đã chiến thắng HẬN THÙ VÀ DỐI TRÁ .
- Ông là VACLAV HAVEL, một nhà viết kịch….nhưng trước hiện tình của đất nước bị bọn độc tài toàn trị núp bóng xe tăng, đại bác Liên Xô dày xéo nước ông năm 1968, đã đẩy ông vào con đường "Phải Làm Chính Trị".
- Nhưng chính trị của ông cũng không giống ai thậm chí có kẻ còn cho ông là “chính trị ngây thơ” vì ông chủ trương dùng sự thật và chỉ có sự thật mới đánh đổ được dối trá..”Hiến chương 77“ nổi tiếng mãi hôm nay và mai sau chính là nhằm cụ thể hóa đường lối đấu tranh của ông và bạn bè …: Làm chính trị không bằng..chính trị!

Lãnh tụ vĩ đại, lễ tang hoành tráng, dân chúng khóc nức nở dưới trời mưa tuyết...


Lãnh tụ vĩ đại, lễ tang  hoành tráng, dân chúng khóc nức nở dưới trời mưa tuyết...


               Nguồn: You Tube

                       

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Thiên đàng mù

Thiên đàng mù
(Lời kể của một viên chức Bộ Ngoại giao giấu tên)

Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.
Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.
Trước đây, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng rất phức tạp. Bắc Triều Tiên không có khả năng cạnh tranh về kinh tế với Hàn Quốc. Do đó người ta mới nghĩ ra cần có một con bài gì đó để mặc cả. Bắc Triều Tiên đưa ra chính sách phát triển về kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong công nghiệp nặng lại ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, mà công nghiệp quốc phòng thì lại vô cùng tốn kém: một khẩu súng bằng cả mấy cái máy cày, một quả tên lửa tính ra không biết bao nhiêu tiền của. Do đó từ khi theo con đường này, kinh tế Bắc Triều Tiên cứ luôn luôn bị lệch lạc. Bắc Triều Tiên coi nhẹ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cho nên đời sống nhân dân rất khổ, phải thắt lưng buộc bụng từ khi thành lập nước đến tận bây giờ.
Sang thế kỷ XXI, các nước XHCN phát triển nhanh chóng, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ thắt lưng buộc bụng, vẫn đói.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Trăn trở về hiện tình của “vốn xã hội” Việt Nam

Trăn trở về hiện tình của “vốn xã hội” Việt Nam

Hoàng Dzung

Những ai tâm huyết với sự sống còn của quốc gia, với vận mạng của dân tộc không thể không trăn trở, xót xa và lo lắng trước sự tha hóa theo chiều hướng ngày càng tiêu cực của nền giáo dục và đào tạo của nước nhà, trước sự xuống cấp ngày càng trầm trọng của nền đạo đức xã hội, trước vấn nạn lạm dụng quyền lực của các nhóm lợi ích đang thao túng bộ máy Nhà nước một cách trắng trợn, lộ liễu, bất chấp lợi ích quốc gia và lương tri xã hội trong chính quyền hiện nay?
Có hành động nào triệt tiêu khả năng tiềm ẩn của “Vốn xã hội” – nguồn sức mạnh tập trung lớn nhất của quốc gia, di sản quí báu nhất của tổ tiên, linh hồn thiêng liêng vô vàn của dân tộc – tốt hơn việc kìm hãm lòng yêu nước và hành động yêu nước của quần chúng, ngăn cản quần chúng nhận diện kẻ thù và mãi duy trì sự hằn thù đã chia rẽ dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua và sau gần 4 thập kỷ đất nước đã hoàn toàn thống nhất?
Việc làm đó có lợi cho ai và vận mạng của đất nước, của dân tộc sẽ ra sao, nếu “Vốn xã hội” của đất nước không những không được vun đắp và phát huy mà vẫn hàng ngày, hàng giờ tiếp tục bị triệt tiêu?
Có cuộc tự sát tập thể nào có qui mô lớn hơn qui mô tự sát của cả một dân tộc?
Trên hết thảy, có dân tộc nào cam tâm tự sát tập thể?
H. Dz.

Phút chạnh lòng về sự "khóc như mưa"



Phút chạnh lòng về sự “khóc như mưa”


Ngài chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jung Il tạ thế vào ngày 19-12- 2011, hưởng thọ 69 tuổi. Chỉ còn 11 ngày nữa là sang năm mới, sẽ là thọ 70, cùng y chang với tuổi tôi.
Trời thật bất công. Cùng tuổi với nhau, mà một người thì rất vĩ đại, còn một người – như tôi đây- thì thuộc hàng thứ dân, vô danh tiểu tốt. Thế mà ngài đã vội đi !

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Dostoyevski Trong Một Thế Giới Duy Ác

Dostoyevski Trong Một Thế Giới Duy Ác

Trần Mạnh Hảo

 ( Mùa Noel 2011, viết nhân kỷ niệm 190 năm ngày sinh của đại văn hào Nga Fyodor Mikhaylovich Dostoyevski: 11-11-1821 và 120 năm ngày mất của ông : 9-2-1881)
“ Vòm trời đó nào phải ai cho mượn
Nào phải ai cho mượn để che đầu”
( Thơ T.M.H.)
Cuốn sách cuối cùng đại văn hào Nga  L.Tolstoi đọc trước lúc bỏ nhà ra đi vào đêm 28-10-1910 rồi chết tại nhà ga xe lửa Astapovo ngày 20-11-1910 là kiệt tác “ Anh em nhà Karamazov” của một đại văn hào Nga khác : Dostoyevski. Trên bàn làm việc của vị bá tước nhà văn này ở điền trang Yasnaya Poliana tỉnh Tula cuốn sách vĩ đại của Dos vẫn còn mở ra bằng một thanh kẹp sách ở chương Dos viết về “Viên Đại pháp quan tôn giáo” trong câu chuyện của nhân vật Ivan Karamazov kể cho em trai mình là Aliosha Karamazov…
Người ta đã lý giải nhiều về những nguyên nhân khiến L.Tolstoi bỏ nhà ra đi tìm một nơi yên tĩnh và nghèo khó để chết : nào là để thoát khỏi bà vợ đã từng sống 48 năm với ít nhiều thiên đường và rất nhiều địa ngục. Nào là L. Tolstoi luốn  ám ảnh về cái chết, muốn chết như một con thú hoang trốn chạy loài người. Nào là chuyện Tolstoi bị Nga hoàng cấm các cuốn sách của ông, chuyện ông bị giáo hội Chính thống Nga rút phép thông công vì ông dám viết công khai chống lại giáo lý, lại quảng bá cho đạo Phật …

Giọt nước mắt của lề phải

Giọt nước mắt của lề phải

Blogger Đoan Trang

Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được một phủ lớp hào quang.
Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm…
Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi.

Người thả ống lươn




               Người thả ống lươn

           Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh



Trịnh Doãng cùng họ với tôi. Hắn ở ngành dưới. Xét về thứ bậc, Doãng phải gọi tôi bằng ông cho dù hắn hơn tôi cả một giáp. Tôi là dân thợ mộc, quanh năm xách cưa đục đi kiếm ăn thiên hạ, thỉnh thoảng mới về làng, mỗi lần về lại được nghe một chuyện về Doãng, thật có mà người ta thêu dệt thành giai thoại cũng có, cứ rối tung rối mù chẳng biết đâu mà lần. Thời gian hầu như không mấy tác động mấy đến tính cách của Doãng. Con người hắn vẫn như mấy chục năm trước, chỉ có khuôn mặt là nhàu đi, kéo những vết sần lỗ chỗ, hậu quả của trận đậu mùa, giãn ra, trông lại có vẻ dễ coi hơn trước.
Trong ba người con của ông Cả Duệch thì Doạng và Doan thuộc loại làm ăn cơ chỉ, tính hạnh hiền lương, chỉ riêng Doãng, anh thứ hai là trái tính trái nết. Doãng tuổi Ất Hợi, năm lên bảy bị bệnh đậu mùa, toàn thân phủ dày một lớp mụn to bằng hạt đậu, mọng nước như phỏng dạ. Những mụn ấy vỡ, nước vàng chảy ra bốc mùi khăn khẳn không chịu được. Người Doãng quắt như con mèo hen, miệng  hớp hớp không khí chẳng khác gì con cá mắc cạn, thở khò khè. Ông lang Ích thăm bệnh xong, lắc đầu :
- Tôi chịu, ông bà sắp chiếu, chẻ lạt đi là vừa...
Ông Duệch thương con không nỡ. Thôi thì còn nước còn tát. Nghĩ vậy, ông bảo Doạng chạy ra xóm Bãi gọi bà Phó Lễ vào xem có cứu được không. Bà Phó Lễ là lang vườn kiêm nghề cô đồng. Thuốc của bà toàn nước thải với bùa chú thêm ít rễ cây trộn lẫn cho con bệnh uống. Vậy mà đến chập tối Trịnh Doãng tỉnh lại. Lúc ra về bà Phó dặn:
- Mệnh thằng bé này lớn lắm. Nó vốn là tướng Nhà Giời bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian hầu hạ "Chúa Bà" nên không thể "đi" được.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Ngước nhìn Quốc Hội

Ngước nhìn Quốc hội

Phạm Đình Trọng

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về Quê Mẹ ruột đau chín chiều.
Ca dao

Có lẽ khuyết điểm lớn nhất của bài viết này là tác giả đã viết với giọng quá trịnh trọng, nghiêm túc. Đối tượng mà bài viết đem ra mổ xẻ thuộc phạm vi quyền hạn của người dân, được ghi rõ trong Hiến pháp, nhưng kinh nghiệm cho thấy, có những thời điểm, sự phô diễn đối tượng một cách nghiêm trang quá – giống như các vở chính kịch – hình như không còn phải cách. Giá tác giả rút kinh nghiệm của văn học thế giới như trường hợp Cervantes, Rabelais... và nói đâu xa, chỉ học lấy dân gian thôi cũng có thể có những cách trình bày không đến nỗi phải “một lời là một vận vào” khiến chính công sức tâm huyết của mình cũng dễ làm cho mình sinh tai biến hoặc đột quỵ. Tin tức bạn bè trong giới gần đây tai biến đột quỵ quá cấp tập làm chính người chỉ biên tập bài của anh thôi mà vẫn cứ ngơm ngớp, rất sợ phải bỏ dở nửa chừng. Cũng may là tác giả còn sơ ý bỏ quên chưa đụng đến một gương mặt có thế nói là đặc sắc nhất nhì trong “Hội Nước” khoá XIII: gương mặt có một không hai của người sắm vai Chủ tịch với những cung cách điều hành mà nếu như Phan Châu Trinh sống lại thì hẳn ông sẽ viết được những câu còn hay hơn trong Tỉnh quốc hồn ca nhiều: “Còn như chuyện trò cười lớp giễu / Đại biểu này “đợi biểu” cho ai?”... Thôi thì tác giả quên đi, thế cũng là phúc lắm, nếu không e... bệnh viện sẽ còn chật chỗ! Xin để chúng ta cùng rút kinh nghiệm cho lần sau.
Nguyễn Huệ Chi

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Điếu văn của người quét chợ

     Đặng Văn Sinh


  Điếu văn của người quét chợ                                                             
                                                                  Truyện ngắn

"Lúc sắp đưa ma, mình mới sang. Ngừng tiếng kèn, Bí thư chi bộ kiêm trưởng khu dân cư trịnh trọng đọc. Lão này có giọng tốt, chuyên nghề đọc điếu văn, lên bổng, xuống trầm, rất có ngữ cảm. Cũng may đám tang hôm ấy vô cùng nhốn nháo. Những người đến viếng toàn là khách giời ơi nên chẳng ai phát hiện ra cái trò đánh tráo trắng trợn đó, trừ kẻ nằm trong quan tài. Bây giờ người ấy đang đứng trước mặt mình với bộ mặt nhẵn thín, cặp mắt lồi, trắng dã long lên sòng sọc :
-Ông soạn cho tôi bài điếu văn hổ lốn. Phần đầu của lão hàng thịt, phần giữa là của tay Nghinh chuyên nghề trộm cắp. Phần cuối mới là của tôi nhưng lại xỏ xiên cạnh khoé. Ông là thằng đểu. Tôi thật sai lầm là chết ở cái xó này. Đáng lẽ ra đám ma của tôi phải linh đình nhất tỉnh, tiền phúng viếng nhẹ ra cũng vài ba tỷ..."