Nhãn

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Múa vụng


Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng!

                                                        Tô Văn Trường

        Trên diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp lần thứ tư - khóa XIII,  khai mạc ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, thừa nhận có lỗi với Dân, Quốc hội, Đảng trong công tác quản lý  điều hành là điều dễ hiểu. Ngoài các khuyết điểm của cá nhân người đứng đầu Chính phủ đã được thừa nhận, trong cơ chế còn nhiều khuyết tật của hệ thống chính trị, Thủ tướng cũng có thể làm tốt hơn nhưng rất tiếc ông đã không làm được. Trong đó, còn có nguyên nhân nhiều cộng sự của Thủ tướng thiếu hẳn khả năng kỹ trị, điển hình như các ông Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình vv…càng làm cho người dân mất lòng tin vào sự điều hành của Chính phủ.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Các ông cục trưởng

Các ông Cục trưởng, Viện trưởng nói chuyện “tiếu lâm” về dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận!


Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng

“Quan điểm của Việt Nam là: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam nên cần thực hiện hết sức chặt chẽ. Việc chuẩn bị đầu tư và đầu tư phát triển các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 phải bảo đảm được ba yêu cầu cơ bản là: Bảo đảm an toàn, an ninh cao nhất. Thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đầu tư xây dựng và phù hợp với tài liệu hướng dẫn của IAEA. Yêu cầu thứ ba là dự án phải có hiệu quả kinh tế”.

Đó là ba yêu cầu của lãnh đạoViệt Nam trước khi đi đến quyết định có nên phát triển dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam hay không, được nêu ra trong bài phóng sự của phóng viên Hồng Vân, báo Nhân Dân ngày 25/10/2012.

Thử xem dự án điện hạt nhân Việt Nam có bảo đảm thỏa mãn ba yêu cầu cấp thiết và rất quan trọng này không.

Bài học tồn vong từ thảm họa

Bài học tồn vong từ thảm họa

Hoàng Xuân Phú

Mọi giàu sang vô nghĩa
Nếu dân tộc diệt vong
Đối với đất nước mặt trời mọc, 05/05/2012 là một ngày đặc biệt: Lò cuối cùng trong số 54 lò điện hạt nhân của Nhật Bản ngừng hoạt động. Một số lò phải ngừng vĩnh viễn. Một số lò đang được kiểm tra an toàn. Số còn lại đã qua kiểm tra an toàn, nhưng vẫn chưa được hoạt động trở lại, vì còn bị nhân dân và chính quyền địa phương phản đối. Như vậy, sau 46 năm kể từ khi dòng điện hạt nhân đầu tiên được hòa vào lưới quốc gia, mạng điện Nhật Bản lại sạch điện hạt nhân[1].  Hàng ngàn người Nhật đã tuần hành trên đường phố Tokyo để chào mừng sự kiện này[2].  Họ đại diện cho đông đảo người dân Nhật có xu hướng chống lại điện hạt nhân. Khảo sát của GlobeScan cho thấy: Tỷ lệ chống xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới tại Nhật Bản đã tăng từ 76% vào năm 2005 lên 84% vào cuối năm 2011[3].  Nhưng niềm vui của họ kéo dài không lâu. Sau một thời gian vận động ráo riết, trong cuộc họp với một số bộ trưởng chủ chốt sáng ngày 16/06/2012, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã công bố quyết định cho khởi động lại hai lò phản ứng số 3 và 4 của nhà máy điện hạt nhân Oi tại tỉnh Fukui vào đầu tháng 07/2012[4].  Quyết định này đã làm đa số người dân Nhật Bản thất vọng. Theo thăm dò dư luận của Mainichi, 71% số người được hỏi ý kiến chống lại việc vội vã tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Oi, trong khi chỉ có 23% là đồng tình ủng hộ[5]. Vậy là thiểu số lại thắng đa số. Còn lẽ phải thì thuộc về ai? Để trả lời câu hỏi này, và quan trọng hơn là để trả lời câu hỏi có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam hay không, ta hãy cùng nhau đúc kết một số bài học từ thảm họa Fukushima.
Phượng hoàng trụi cánh
Lò phản ứng hạt nhân thương mại đầu tiên của Nhật Bản mang tên Tokai-1, được xây dựng từ năm 1961, hòa lưới điện từ cuối năm 1965 và phát điện trong 33 năm[6].  Từ đó đến nay, nhiều nhà máy điện hạt nhân được xây dựng trên đất Nhật Bản, nhất là sau khi năng lượng hạt nhân được xác định chiếm vị trí ưu tiên chiến lược quốc gia vào năm 1973. Đầu năm 2011, 50 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất khoảng 45 GWe đã sản xuất gần 30% tổng điện năng quốc gia. Theo kế hoạch trước đây, tỷ trọng điện hạt nhân ở Nhật Bản sẽ tăng lên 41% vào năm 2017 và 53% vào năm 2030[7].
Nhật Bản có thừa năng lực tài chính, công nghệ và nhân lực để đạt được mục tiêu kể trên. Hẳn không ai nghi ngờ về điều đó, sau khi đã chứng kiến dân tộc Nhật Bản như phượng hoàng, vùng dậy từ đống tro tàn của Đại chiến Thế giới lần thứ 2, vươn lên một cách kỳ diệu và nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Thế nhưng, tương lai quốc đảo khựng lại, rồi đột ngột ngoặt sang hướng khác, sau phút giây định mệnh ấy...
Đúng 14 giờ 46 phút 23 giây ngày 11/3/2011, trận động đất mang tên Tohoku bắt đầu xảy ra[8]. Sau 23 giây, sóng áp lực lan tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của TEPCO (Tokyo Electric Power Company), nằm cách tâm chấn 163 km. Động đất làm hỏng một số thiết bị của trạm biến thế, khiến mất nguồn cấp điện từ bên ngoài, và các máy phát điện dự phòng tự động khởi động[9]. Động đất cũng gây ra nhiều hư hại ở các lò phản ứng. Tại nhà lò số 1, đường ống bị vỡ và nước phụt ra[10], một hệ thống làm lạnh khẩn cấp tự khởi động lúc 14h52, nhưng sau 11 phút thì tắt ngấm[11].  Tại nhà lò số 3, một hệ thống đường ống chính và một bộ phận làm lạnh khẩn cấp bị hư hại...[12].  May mà lò phản ứng số 5 và 6 đang ngừng hoạt động để bảo dưỡng định kỳ, nên mức độ thiệt hại giảm đáng kể[13].
15h35, tức là 49 phút sau khi động đất bắt đầu, một cơn sóng thần cao khoảng 14–15 mét ập đến nhà máy Fukushima Daiichi và trùm lên cả 6 lò phản ứng hạt nhân[14]. 6 phút sau các máy phát điện dự phòng ngừng hoạt động. Ác quy dự phòng nếu không bị trục trặc thì cũng chỉ cấp điện trong một thời gian ngắn. Xe phát điện từ xa không đến được bởi tắc nghẽn giao thông[15].  Khoảng 70 xe phát điện của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và của một số cơ sở lân cận được điều động tới, nhưng bị chựng lại trước hiện trường ngổn ngang đổ vỡ. Đấu vào trạm điện không được vì đang bị ngập nước, nối ra xa cũng không xong vì dây điện mang theo quá ngắn. Sau khoảng 24 tiếng đồng hồ, kể từ khi thiên tai xảy ra, đường nối giữa một xe phát điện và lò phản ứng số 2 mới được thiết lập, nhưng sau chốc lát đã bị cắt đứt bởi vụ nổ khí hyđrô trong lò số 1. Hai ngày sau, những mảng bê tông bắn ra từ vụ nổ khí hyđrô ở lò số 3 lại làm hư hại một số xe phát điện. Tận ngày 21/03/2011, tức là sau 10 ngày vật lộn, họ mới nối được nhà máy Fukushima Daiichi với mạng điện công cộng[16].
Do mất điện và một số máy móc đã bị động đất, sóng thần làm hỏng, hệ thống làm lạnh bị tê liệt. Nhiệt độ trong lò phản ứng và trong bể đựng nhiên liệu hạt nhân (spent fuel pool - bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng) tăng vụt, làm nước bay hơi nhanh, khiến nhiên liệu hạt nhân bị phơi trần. Trong lò phản ứng số 1, chỉ sau 5 tiếng đồng hồ kể từ khi động đất, nhiên liệu hạt nhân đã bị phơi trong không khí. Suốt 6 giờ liền, nhiệt độ bên trong bó nhiên liệu lên đến 2.800°C. Các bó nhiên liệu hạt nhân nóng chảy trong 16 giờ, rơi xuống và khoét thủng đáy bể áp lực (reactor pressure vessel)[17],  rồi rơi tiếp xuống nền bể chứa (containment vessel) và khoét một hố sâu khoảng 70 cm trong lớp bê tông dày 7,6 m. Nhiên liệu hạt nhân trong hai lò số 2 và 3 cũng rơi vào tình trạng tương tự: Bị hư hại và nóng chảy, một phần rơi xuống đáy bể áp lực, một phần rơi xuống nền bể chứa[18].
Khi trực thăng chở Thủ tướng Naoto Kan hạ cánh ở Fukushima (07h11 ngày 12/03/2011), thì khoảng 5 tiếng đồng hồ đã trôi qua, kể từ lúc Chính phủ ra lệnh TEPCO phải xả áp (venting) từ lò phản ứng. Nghe tin việc đó chưa được tiến hành, ông hét lên: “Vẫn chưa xả áp sao?”[19]. Thủ tướng Kan sốt ruột như đang ngồi trên lửa, bởi ý thức được rằng chậm phút nào nguy phút ấy, vì áp suất trong bể chứa đã lên quá cao. Lúc 02h30 ngày 12/3/2012, áp suất trong bể chứa của lò số 1 đã lên đến 840 kPa tuyệt đối, trong khi nó chỉ được thiết kế cho áp suất vận hành tối đa là 427 kPa tương đối (tương ứng với 528,3 kPa tuyệt đối). Nếu không nhanh chóng xả bớt khí nén để giảm áp suất thì tai họa khôn lường. Hiển nhiên, khi xả áp thì một lượng lớn phóng xạ sẽ bị tung ra môi trường. Nhưng nếu không chủ động xả áp, thì hậu quả còn có thể khủng khiếp hơn nhiều.
Gấp gáp như vậy, nhưng không thể tiến hành xả áp ngay lập tức, vì phải đợi đến lúc sơ tán xong những người dân đang sinh sống trong quận Okuma, nơi nhà máy tọa lạc. Vả lại, mọi người còn đang lúng túng, không tìm được tài liệu hướng dẫn cách mở van xả áp bằng tay trong hoàn cảnh mất điện, nên đành phải đoán mò để lên phương án hành động. Hơn nữa, không thể dễ dàng phái người lao vào khu vực tối mò, không liên lạc được với bên ngoài, và ô nhiễm phóng xạ vượt quá giới hạn cho phép con người trụ lại lâu. Chỉ còn cách là huy động một số người cảm tử, được trang bị mỗi quần áo chịu lửa, bình dưỡng khí cá nhân và đèn pin, rồi mò mẫm đi vào chốn hiểm nguy, với tinh thần “lần cống hiến cuối cùng” và phương châm “tùy cơ ứng biến”. Sau khoảng 12 tiếng đồng hồ kể từ khi Chính phủ ra lệnh xả áp và 5 tiếng từ khi nhóm cảm tử đầu tiên xuất phát, vượt qua bao hiểm nguy và trắc trở, họ mới nối được máy nén khí di động với một van xả áp vận hành bằng khí nén vào lúc 14h00, và 30 phút sau áp suất trong bể chứa của lò số 1 mới có dấu hiệu giảm xuống[20]. Kết quả xả áp muộn mằn đã hạn chế đáng kể nguy cơ rình rập, nhưng không ngăn kịp vụ nổ xảy ra lúc 15h36, gây ra bởi khí hyđrô, từ bể chứa thoát ra qua các khe tiếp nối, và tích tụ quá nhiều trong nhà lò (reactor building)[21].
Hai vụ nổ tiếp theo xảy ra lúc 11h01 ngày 14/03/2011 tại lò số 3 [22]  và lúc 06h20 ngày 15/03/2011 tại lò số 2[23].  Trước đó công nhân cũng đã tìm cách mở van để xả áp ở hai lò ấy, nhưng có van thì không tiếp cận được vì phóng xạ nơi đó quá cao, van tiếp cận được thì lại không mở được hoặc mở mãi mới ra, có van mở được một lúc thì nó lại tự động đóng. Phải nói thêm rằng các van an toàn này, do Tập đoàn General Electric của Mỹ chế tạo, đã được thiết kế để có thể mở bằng tay, nhưng trên thực tế thì những thiết bị được cam đoan là hoàn hảo ấy đã phản chủ. Thất bại này không chỉ làm cho phía Nhật choáng váng và phải trả giá quá đắt, mà cơn sóng sốc tâm lý còn lan sang cả Mỹ, bởi hai nước này có nhiều nhà máy điện hạt nhân sử dụng những công nghệ tương tự như ở nhà máy Fukushima Daiichi[24].
Trong hai ngày đầu, cả Chính phủ và TEPCO đều chỉ tập trung chống chọi với sự cố trong các lò phản ứng, và bỏ qua các bể đựng nhiên liệu. Đó là nơi lưu trữ những bó nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng xong, nhưng nhiều khi cũng có cả những bó nhiên liệu đang sử dụng dở hoặc còn mới nguyên. Khi mực nước làm lạnh trong bể tụt xuống, các bó nhiên liệu hạt nhân phơi ra không khí và bị hư hại vì quá nóng. Nguy hiểm hơn nữa là phóng xạ từ các bể này dễ thoát ra môi trường, vì chúng không nằm trong khu vực được bảo vệ kỹ lưỡng như lò phản ứng. Tại bể đựng nhiên liệu của lò số 4, nhiệt độ vào sáng 14/03/2011 tăng lên 84°C,[25]  và khoảng 06h00 sáng ngày 15/03/2011 thì xảy ra một vụ nổ[26].

Thửtìm một cơ sở lý thuyết cho phản biện xã hội

Thử tìm một cơ sở lí thuyết cho khái niệm phản biện xã hội
    Đặng Hoàng Giang

V
ới sự phát triển của xu hướng đối thoại xã hội và minh bạch hóa thông tin, gần đây, phản biện xã hội đang dần trở thành một nhu cầu thực tiễn và được thảo luận ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, đến nay, khái niệm phản biện xã hội vẫn chưa được diễn giải một cách thuyết phục, thỏa đáng. Điều đó gợi ý rằng, đã đến lúc cần phải xác lập một cơ sở lí thuyết thích hợp cho thuật ngữ phản biện xã hội trước khi tiếp tục bàn luận về khái niệm này trong bối cảnh Việt Nam. Theo các tác giả của bài viết, phản biện xã hội tương ứng với một thuật ngữ mang tính phổ quát - đó là phê phán/phê bình xã hội (social criticism). Chính vì thế, hành trình đi tìm cơ sở lí thuyết cho khái niệm phản biện xã hội đồng nghĩa với việc trình bày một số nội dung cốt lõi của khái niệm phê bình/phê phán xã hội cả từ góc nhìn phổ quát lẫn góc nhìn lịch sử - cụ thể.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Lại bắt cóc

LẠI BẮT CÓC


Nếu như ông đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm không kêu cứu nhân viên của ổng bị bắt cóc thì mình không bao giờ tin có chuyện công an bắt cóc dân. Thuở nhỏ ham chuyện trinh thám, đọc trinh thám tây thấy cảnh sát bắt cóc ai đó là mình căm ghét vô cùng, đinh ninh chỉ có bọn tư bản thối nát mới có chuyện bắt người trắng trợn như vậy. Ở mình, muốn bắt ai thì phải được viện kiểm sát phê duyệt đàng hoàng, công an đến đọc lệnh bắt hẳn hoi. Còn lâu mới có chuyện công an chặn người nhét lên xe đưa đi đâu biệt tăm như nhiều người vẫn kể. Hơn nửa cuộc đời mình đã ngây thơ tin tưởng như vậy.

Liên khúc Hội nghị Trung ương

Liên khúc Hội nghị Trung ương
(dựa theo ca dao, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc)
GS Tương Lai

Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Rồi liều leo tận Cu Ba
Giảng dăm ba chữ, đồng ra đồng vào
Mác cùn lê gãy chẳng sao
Phiđen nghe hết thở phào, bắt tay
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Đâu có phải chuyện tầm phào
Bài ra thế ấy vịnh vào thế kia
Cứ trong thực tế mà suy
Lý luận hổ lốn chẳng ghi được gì
Thôi thì thôi, cũng chiều lòng
Cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra
Bảo Raun lấy xì gà,
Thay tiền nhuận bút làm quà cho dzui

Tào A Man căt tóc tay đầu


       Tào A Man cắt tóc thay đầu

                        Giang Nam lãng tử

H
ôm qua nghe thời sự thông báo kết quả Hội nghị trung ương 6, bỗng giật mình nghe quen quen, bèn lúi húi giở bộ sách Tam quốc diễn nghĩa, thấy có nhiều điểm giống nhau kỳ lạ.
Hồi 17. Viên Công Lộ đại khởi thất quân
                Tào Mạnh Đức hội hợp tam tướng
dịch là  Viên Công Lộ hưng binh bảy đạo
                 Tào Mạnh Ðức hội tướng ba miền
Điểm giống thứ 1: Viên Thuật hội họp ba tướng đại diện ba vùng bàn kế sách, Hội nghị trung ương 6 cũng triệu tập đại biểu ba miền.
Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI:
 Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Từ Lỗ Tấn tới Mạc Ngôn...

TỪ LỖ TẤN TỚI MẠC NGÔN - NGHĨ VỀ HỘI CHỨNG ĂN THỊT NGƯỜI TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC

Trần Mạnh Hảo

“Mình là một kẻ có truyền thống ăn thịt người trên bốn nghìn năm”…”Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi mà người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm nay”…
(Lỗ Tấn – Nhật Ký người điên)
Viết kỷ niệm 76 năm ngày giỗ của đại văn hào Lỗ Tấn ( 19.10.1936 – 19.10.2012)
Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng, bậc thầy thể loại truyện ngắn, người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc. Chủ đề “truyền thống ăn thịt người của dân tộc Trung Hoa” ám ảnh suốt những trang văn của ông như một lời cảnh báo nước Trung Hoa đã, đang và sẽ bị chủ nghĩa DUY ÁC thống trị.
 Mạc Ngôn, người vừa được giải Nobel văn chương là một hậu duệ tuyệt vời của Lỗ Tấn, vẫn tiếp tục đưa món thịt người khoái khẩu Trung Hoa vào văn chương của mình, đặng hoàn tất hành trình mấy nghìn năm văn học  Trung Quốc về nỗi ám ảnh người ăn thịt người. Tác phẩm Mạc Ngôn có chuyện ăn thịt người thật ru ? Có đấy, hồi sau sẽ rõ.
Ngay sau khi nhận giải văn chương Nobel, trả lời một báo Pháp, Mạc Ngôn nói ông thích nhất tác phẩm “Tam quốc chí” của La Quán Trung. Ngày bé, đọc “Tam quốc chí”, kẻ viết bài này quá kinh hãi khi đọc đến đoạn có một người ái mộ Lưu Bị ( lúc còn hàn vi) đến mức mời vị hoàng thân nhà Hán này đến nhà chơi, nhưng vì nghèo quá, không có gà lợn ngan ngỗng, đã giết thịt bà vợ yêu quý của mình làm bữa cỗ thịnh soạn đãi Lưu Bị.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Bài học đắng cay


        Bài học đắng cay

            Hà Văn Thịnh

Mười (?), hai mươi năm nữa lịch sử sẽ tổng kết đầy đủ hơn; nhưng chắc chắn ngay từ bây giờ, có thể khẳng định Hội nghị 6 quả đã lập nhiều kỷ lục như Tổng bí thư đã nói. Nhiều bậc thức giả đã phân tích dưới các góc nhìn khác nhau, như đến thời điểm này (12:22 AM, 16.10.2012) là khá đa dạng, như: “Bộ phim 3D đầu tiên của VN” (Phạm Viết Đào), “thế lực dơi” (Nguyễn Trọng Tạo); “TBT nghẹn ngào” (BBC), “nhiều tì vết” (Blogger Osin), “Entry nôn mửa” (Mai Xuân Dũng), “đàn dê lại qua cầu” (J.B. Nguyễn Hữu Vinh), “Bức tranh ảm đạm” (Cầu Nhật Tân), “Mất nước” (Đông A), “thừa nhận thất bại chống tham nhũng” (VOA), “sợi giây thòng lọng đang siết dần” (ABS)... Tôi xin sơ kết bằng cách học theo TDN: Có thể là không mới nhưng riêng dưới góc độ lịch sử - Bài học đắng cay...

Dân chúng nghĩ gì từ vụ án tử hình Trần Dụ Châu...

Dân chúng nghĩ gì từ vụ án tử hình Trần Dụ Châu năm 1950


Người quan sát
Vào tháng 9 của 62 năm trước, ngày 5/9/1950, vụ án tử hình tội phạm tham nhũng Trần Dụ Châu đã gây chấn động chiến khu chống Pháp. Suốt tháng 9 của năm nay, 62 năm sau vụ án Trần Dụ Châu, một vụ án tham nhũng khác đươc bàn đến.
Tờ Công An Nhân Dân số ra ngày 24/08/2005 đăng bài ôn lại vụ án Trần Dụ Châu cho biết, Châu đã lấy cắp của công quỹ một số tiền lớn: 57.959 đồng Việt Nam, 149 đôla Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Giá gạo ở Thái Nguyên – Bắc Cạn năm 1950 là 50 đồng/một kg. Tờ Pháp luật và Xã hội số ra ngày 5/12/2010 bổ sung sự kiện, khi kiểm tra két của Trần Dụ Châu đã thu được một triệu đồng và 25.000 đô la Mỹ.
Tổng cộng số tiền Trần Dụ Châu tham nhũng là gần 1.200.000 đồng và 25.149 đô la Mỹ. Căn cứ giá gạo tại thời điểm tham nhũng, quy theo giá gạo hiện nay, Châu đã tham nhũng tương đương 2,6 tấn gạo, quy theo thời giá hiện nay (15 triệu đồng/tấn) là 45 triệu đồng và 25.149 đô la Mỹ.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Nhà thơTrần Mạnh Hảo viết về Mạc Ngôn

Mạc Ngôn: Viết cho Đảng tin, Dân mến, Địch yêu

            Trần Mạnh Hảo

Ngày 11-12-2012, chỉ sau 10 phút Ủy ban Nobel Thụy Điển công bố giải Nobel văn chương năm 2012 thuộc về nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn, nhà báo kiêm nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh của BBC đã gọi điện thoại từ Luân Đôn phỏng vấn chúng tôi về tin này. Tôi đã khẳng định giải Nobel văn chương năm 2012 trao cho ông Mạc Ngôn là quá chính xác, chỉ hiềm nỗi cuốn “ Ma chiến hữu”(Chiến hữu trùng phùng) của ông Mạc Ngôn tuy có phần lên án chiến tranh, nhưng quan điểm của nhà văn này đứng hẳn về phía quân Trung Quốc xâm lược, gọi chiến tranh xâm lược là chiến tranh vệ quốc là xúc phạm dân tộc Việt Nam.
Tôi chỉ được đọc ba tác phẩm của Mạc Ngôn : “Ma chiến hữu”(Chiến hữu trùng phùng), “Vú nở mông to” ( Báu vật của đời) và cuốn tiểu thuyết tôi cho là kiệt tác “Đàn hương hình”; chỉ cần hai tác phẩm sau, cũng đủ để Mạc Ngôn lĩnh giải Nobel văn học.
Thông qua hai cuốn sách được dư luận quốc tế cho là tiêu biểu của Mạc Ngôn : “Báu vật của đời” và “Đàn hương hình”, cả thế giới đã thấy nhân dân Trung Quốc chỉ là phận con sâu cái kiến, nạn nhân của các thế lực cầm quyền tàn bạo: nhà Thanh, Trung Hoa dân quốc, Nhật xăm lăng và chế độ độc tài đẫm máu Mao Trạch Đông dày vò, hành hạ, xỉ nhục.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Mạc Ngôn, Nobel văn chương 2012


      Mạc Ngôn - giải Nobel văn chương 2012

            Đoàn Tử Huyến

Tác giả tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương đại. (17/02/1955 – ) Nhà văn, dịch giả Trung Quốc
Mạc Ngôn được coi là một trong những tiểu thuyết gia lớn nhất của văn học Trung Quốc và được Hiệp hội Nhà văn Châu Á bình chọn là một trong những nhà văn có triển vọng nhất trong thế kỉ XXI. Sáng tác của ông là sự kết hợp giữa những thủ pháp của chủ nghĩa Hiện đại và bút pháp truyền thống, giữa cái huyền ảo và cái hiện thực, làm thay đổi diện mạo nền văn học đương đại Trung Hoa.
Mạc Ngôn  (莫言 Mò Yán, nghĩa là “Kiệm lời”) tên thật là Quản Mạc Nghiệp (管谟业) xuất thân từ một gia đình nông dân tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Năm 12 tuổi, gặp Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976), ông phải bỏ dở tiểu học và tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, đi chăn dê, luôn bị đói khát và cô đơn. Thời gian này, ông tự học và đọc sách rất nhiều, say mê tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovski (1) (Nga), Rừng thẳm tuyết dày của Khúc Ba, Bài ca thanh xuân của Dương Mạt, tiếp nhận các tác phẩm văn học Khai Sáng (thế kỉ XVIII) của Phương Tây…. Năm 1976, Quản Mạc Nghiệp nhập ngũ, nhờ tự bồi dưỡng trở thành giáo viên trong quân đội; năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa Văn thuộc Học viện Nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986, rồi chuyển sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp; từ năm 1988 – 1991 làm nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Tuổi thơ chịu đựng đói nghèo, trải qua những lo lắng tủi nhục về miếng cơm manh áo trong thời kì kinh tế bần cùng, chính trị bất ổn khiến nhà văn tương lai có cái nhìn về cuộc đời và con người một cách chân thực và sâu sắc, ảnh hưởng rõ nét đến tính cách và sáng tác của ông.

Đài Hoa Kỳ đưa tin về Thủ tướng...


Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận ra đi hay gian lận?

Quanlambao - Cu đen xin thông báo để toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước được biết: Cách đây một giờ đồng hồ chính thức Đài truyền hình tại Hoa Kỳ đã loan báo tin: Thủ Tướng đã chính thức bị Hội Nghị Trung Ướng 6 bỏ phiếu đề nghị kỷ luật Đảng và đề nghị Cách chức Thủ Tướng!
Như vậy tin trong nước và ở nước ngoài dường như đã trùng khớp với nhau!
Song đồng thời Cu đen cũng nhận được thông tin có rất nhiều khả năng Nguyễn Tấn Dũng cùng bè lũ Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Trần Việt Tân và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tung các ngón đòn bẩn thỉu, ghê rợn, tàn ác nhằm thay đổi kết quả bầu phiếu để lật lại thế cờ!
Có lẽ giới Lãnh đạo Hải Phòng cũng đã được nếm mùi gian lận phiếu trong đợt bầu cử Quốc Hội khoá 13: Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạt chưa đầy 70% dù gần như tất cả các tổ bầu cử đã có công an đứng bên cạnh nhắc nhở "Phải bỏ phiếu cho Thủ Tướng"! Không hài lòng với kết quả đã bầu, trực tiếp Nguyễn Tấn Dũng đã buộc giới lãnh đạo Hải Phòng phải kiểm phiếu đi, kiểm phiếu lại 2 NGÀY ĐÊM cho đến khi đã có kết quả cả nước rồi thì nâng tỷ lệ của mình lên cao nhât cả nước!
Do vậy, việc gian lận nếu có xảy ra tại Hội Nghị TƯ 6 - Quyết định sinh mệnh của toàn thể bè lũ bó già này sẽ là điều rất dễ hiểu!
Thậm chí  cả Phương án đảo chính với sự hậu thuẫn của Trung Nam Hải cũng đang được thầy trò Nguyễn Tấn Dũng khẩn trương chuẩn bị!
Cu đen sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật tin tức đến bài con trong nước, mong rằng các bậc lão thành cách mạng, các Cựu chiến binh, các Tướng Lĩnh đã đổ xương máu vì Tổ Quốc Việt Nam cùng đông đảo lực lượng mọi tầng lớp nhân dân: Trí thức, công, nông, học sinh, công chức, .... hãy hướng về Hà Nội theo dõi, giám sát việc thực thi kết quả bỏ phiếu của Hội Nghị Trung Ương 6 và của Bộ Chính Trị vì một tương lai tương sáng cho Dân tộc Việt Nam ta!
Cu đen  - Quan làm báo

Nguồn: Quan làm báo

Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận xét về Thủ tướng...


       Ông Thủ tướng khinh trí tuệ, trọng bạo lực

Phạm đình Trọng

11-10-2012

Câu nói đầu tiên, ngay trong giây phút trang nghiêm, trọng đại nhận chức trách người đứng đầu Chính phủ, giây phút được ghi vào lịch sử mở ra triều đại một Chính phủ mới, câu nói trong giây phút lịch sử không thể lãng quên đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là: Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.
Việc làm đầu tiên của ông Thủ tướng chống tham nhũng bằng ngôn từ hùng hồn là: Giải tán ngay Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nơi hội tụ những chuyên gia, những trí tuệ thông thái hàng đầu của đất nước về quản lí kinh tế và quản lí Nhà nước được hai Thủ tướng đàn anh của ông Dũng là Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải thành lập, tin dùng và kính trọng, coi Ban Nghiên cứu của Thủ tướng như trí tuệ, như túi khôn của nhân dân, của đất nước giúp họ đường đi nước bước và tầm nhìn trong điều hành hoạt động kinh tế và quản lí xã hội.

Giải thưởng Trần Nhân Tông

Bao giờ có hai người Việt Nam nhận Giải thưởng Trần Nhân Tông?


Một giải thưởng quốc tế đầu tiên mang tên Việt Nam và hàm chứa các giá trị Việt Nam phổ quát tới toàn nhân loại đã chính thức được trao cho hai chính khách Myanmar. Điều đáng nói là hai người này thuộc hai phe đối lập, đó là Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải.
Chỉ vài năm trước đây thôi, ít có người dám nghĩ tới điều này: sự bắt tay và cùng nhau hành động vì tương lai và lợi ích quốc gia Myanmar của hai người vốn được coi như là thù địch về chính trị. Một người là thủ lĩnh quân đội, nay là tổng thống Myanmar; còn người kia là nhà đấu tranh chính trị dân sự đối lập vì mục tiêu tự do và dân chủ cho Myanmar, thường xuyên bị giam cầm trong lao tù.
Đây là 2 nhân vật được cả hội đồng cố vấn và xét giải thưởng cùng nhất trí cao để trao giải  trong số những gương mặt sáng giá được giới thiệu, đề cử đến Uỷ ban giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải. Hội đồng cố vấn và xét giải thưởng quyết định chọn Tổng Thống U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập – Aung San Suu Kyi với tiêu chí của giải thưởng này trao cho 2 người ở 2 phía đối lập, xung đột, bắt tay, hoà giải với nhau. Hòa giải chỉ thực sự được diễn ra khi mỗi bên sẵn sàng bước tới với sự khoan dung, với một tấm lòng cao cả và điều chỉnh để tiến tới sự tương đồng.


 Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung San Suu Kyi chính thức được trao tặng giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Giải thưởng Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ

Nhà nước Việt Nam xấu hổ khi giải Trần Nhân Tông được Tổ chức ở Mỹ


Vietnamnet là tờ báo duy nhất đưa tin về sự kiện này.

Tổng thống Myanmar U Thein Sein

Chủ tịch Đảng đối lập NLD Aung San Suu Kyi

   




       

                                         

Huân chương được trao tặng cho Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung San Suu Kyi

Tin về Hội nghi Trung ương 6

Hội nghị TƯ6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình

11/10/2012
Sau nhiều ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc trong không khí dân chủ, thẳng thắn với tinh thần khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa XI đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình Hội nghị lần này. Đó là nghe Bộ Chính trị báo cáo kết quả Kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4 “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến để Bộ Chính trị thông qua các nội dung, đặc biệt là nội dung Kiểm điểm của một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Các tài liệu báo cáo được tổng hợp theo đúng những nguyên tắc của Đảng, tôn trọng sự thật đồng thời bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và đã được đưa ra Trung ương phục vụ các đồng chí Ủy viên nghiên cứu, đánh giá, cho ý kiến.

Đỗ Trường khắc họa chân dung Hoàng Cát

    Hoàng Cát: Vết chân tròn cắm sâu vào lòng đất

Đỗ Trường

C
ó thể nói, những năm đầu của thập niên tám mươi(của thế kỷ trước) cả nước đói. Nhà nhà làm thêm, người người chạy chợ. Cái đói đã đẩy con người đến gần hơn với hè phố và những con đường, góc chợ. Câu thành ngữ “ đầu đường xó chợ“ chỉ giành riêng cho kẻ nào đó, bây giờ nghĩa thực, đôi khi là cả nghĩa bóng của nó vận tất tần tật vào mọi tầng lớp, từ ông giáo sư đến bà quét rác. Tôi là người đầu tiên trong dòng họ bỏ việc, đi buôn bán máy khâu, máy vắt sổ. Mẹ tôi gào lên: Làm thầy  không muốn, mày lại thích người ta gọi là thằng hả, thằng kia! Dù mấy chục năm qua mẹ đã nuôi tôi chủ yếu từ những chén trà hè phố.
Nhà tôi ở đầu Ô Chợ Dừa, gần Nhạc Viện và trường Mỹ Thuật Công Nghiệp. Buổi sáng mấy ông nghệ sỹ rách việc hay vào hàng nước mẹ tôi, tào lao, hút thuốc lào vặt. Thấy họa sỹ Hệ chuyên về tranh sơn mài, hay ngắm những đường hoa văn máy khâu, khi tôi ngồi lau chùi sửa chữa ở góc nhà. Buột miệng, tôi hỏi, anh có thể vẽ nối được  những đoạn hoa văn bị đứt trên đầu máy khâu không? Anh bảo, vẽ không khó, nhưng nét vẽ mới, làm cũ đi giống như hoa văn (original) nguyên thủy, phải thử. Chở mấy cái đầu máy may đến nhà cho anh thử, tuần sau anh báo, đã làm được, rất đẹp. Cũng từ đó họa sỹ Hệ trở thành thợ vẽ không chỉ cho riêng tôi, mà cho cả ổ buôn lậu máy khâu, vắt sổ Hà Nội. Từ các bác ở thông tấn xã Việt Nam, xưởng Duy Nhất Bông Thợ Nhuộm, đến cả mấy ông bà nghệ sỹ ở nhà hát kịch…

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

"Tính Đảng" trong nhân dân

“Tính Đảng” trong nhân dân

Lê Anh Hùng

Như chúng ta đều biết, Đảng CSVN vẫn tự vỗ ngực là đại diện cho cả giai cấp công nhân lẫn dân tộc Việt Nam, đồng thời quả quyết là nó vừa mang tính giai cấp lại vừa mang tính nhân dân.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả không dám bàn đến “tính nhân dân” trong Đảng, bởi đây rõ ràng là sở trường của các nhà lý luận siêu việt của Đảng; thế gian này thật khó mà tìm ra ai đó có thể thuyết giảng hay hơn họ về những chủ đề kiểu như vậy, trong khi người viết thì vừa chưa phải là đảng viên lại vừa hạn hẹp về tri thức. Ở đây, tác giả chỉ muốn bàn đến một khía cạnh theo chiều ngược lại – đó là “tính Đảng” trong nhân dân.
Trong văn học Việt Nam, thời Nghiêu-Thuấn thường được dùng làm điển cố để miêu tả thời kỳ thái bình thịnh trị: thời kỳ mà trong nhà chẳng ai đóng cửa, ngoài đường chẳng ai lượm của rơi. Người ta cho rằng điều đó chính là nhờ ân đức của hai vua Nghiêu-Thuấn phủ khắp thiên hạ và thấm nhuần đến từng người dân.
Người Việt Nam chúng ta ngày nay xem ra cũng chẳng kém may mắn so với các thần dân của triều đại Nghiêu-Thuấn khi xưa là mấy. Suốt 2/3 thế kỷ qua, Đảng Cộng sản VN, “đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã đưa cách mạng Việt Nam “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, chính nhờ có Đảng mà chúng ta mới có được như ngày hôm nay – đó là những gì mà bộ máy tuyên truyền của Đảng hàng ngày vẫn ra rả vào tai các thần dân may mắn của nó.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Các nhà văn ngoài đảng

CÁC NHÀ VĂN NGOÀI ĐẢNG BÌNH LUẬN VỀ THẾ CUỘC HỘI NGHỊ TW 6


Phamvietdao.net: Mặc dù thông tin bị bịt kín như bưng nhưng nhiều nhà nhà văn vẫn tìm cách “ nối mạng” thông tin để dõi theo thời cuộc; Bước đầu xin giới thiệu ý kiến của 2 nhà văn không phải đảng viên: Trần Bảo Hưng và Võ Khắc Nghiêm lên tiếng về cái hội nghị có nhiều vấn đề gây cấn này: Hội nghị TW Đảng lần thứ 6 khai mạc ngày 1/10/2012 vừa qua…Trong khi cộng đồng mạng, các nhà văn không phải là đảng viên tìm cách bày tỏ chính kiến của mình ở chỗ này, chỗ kia thì ngược lại: không ít nhà văn là đảng viên lại im như thóc, sợ “vãi linh hồn”… khi bàn về chủ đề nhạy cảm, kiêng kỵ này ?

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Hà Nội cổ kính đẹp mê hồn qua kỹ xảo 3D

         Hà Nội cổ kính đẹp mê hồn qua kỹ xảo 3D

    
     Chủ nhật, 01 Tháng 7 2012

Những tác phẩm đồ hoạ của Dự án “Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng 3D" do Nhóm 3D Hà Nội thực hiện sẽ khiến nhiều người sửng sốt khi được chiêm ngưỡng…
Dựa trên các công nghệ hiện đại, nhóm thực hiện dự án đã có sự khảo cứu nghiêm túc các tư liệu lịch sử về Hà Nội để có thể tái hiện một cách chân thực và sinh động nhất không gian văn hoá của thủ đô cách đây 1 thế kỷ.
                               Khu phố cổ đón Tết 

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Dương Chí Dũng được vinh dự ra Hà Nội phục vụ Trung Ương


TIN VỈA HÈ: "THỦ" DŨNG " BẬT LẠI " CÁC CÁO BUỘC TRONG HỒ SƠ 300 TRANG NHƯ THẾ NÀO ?
Dương Chí Dũng được vinh dự ra Hà Nội phục vụ Trung ương

Dương Chí Dũng bị bắt ngày 4/9/2012 và bị om từ bấy. Chắc sáng nay mới là giờ tốt để đưa Cục trưởng ra Hà Nội “trình làng” hầu Trung ương. Dân tình Hà Nội nghe lại từ mấy ông tôi tớ của các ông Trung ương đi họp bảo tình hình gay cấn lắm. Không khí chỉnh Đảng đợt này còn ghê hơn dạo còn ma anh Ba với anh Sáu. Ủy viên Trung ương mà vẫn bị “kẹp” đến nơi đến chốn, bị “chăm sóc” tận tình, nhất là mấy anh bị liệt vào diện dễ mua bán tem phiếu. Đố anh nào dám nhúc nhích hay “léng phéng”. Hết giờ họp đi ra ngoài cũng có người theo sát để đảm bảo an ninh cho các đồng chí. Đến lúc về Hùng Vương để nghỉ thì lại được bàn giao cho kíp khác.
Dương Chí Dũng bị bắt ngày 4/9/2012 và bị om từ bấy. Chắc sáng nay mới là giờ tốt để đưa Cục trưởng ra Hà Nội “trình làng”. Sau gần 4 tháng trốn thoát trước mũi Bộ Công an, họ Dương bị bắt hồi đầu tháng trước. Việc bắt họ Dương vẫn là điều bí ẩn ngay cả đối với Thủ tướng. Mặc dù lúc mới có tin bắt, Thủ tướng họp báo ngay là chính ông chỉ đạo sát sao việc bắt vị Cục trưởng này. Ít ngày sau, ông lại chỉ đạo lực lượng nào đi bắt phải báo cáo chi tiết việc bắt này (??).
Dân tình Hà Nội nghe lại từ mấy ông tôi tớ của các ông Trung ương đi họp bảo tình hình gay cấn lắm. Không khí chỉnh Đảng đợt này còn ghê hơn dạo còn ma anh Ba với anh Sáu (hai đồng chí lãnh đạo nổi tiếng là nóng nảy, gia trưởng). Ủy viên Trung ương mà vẫn bị “kẹp” đến nơi đến chốn, bị “chăm sóc” tận tình, nhất là mấy anh bị liệt vào diện dễ mua bán tem phiếu. Đố anh nào dám nhúc nhích hay “léng phéng”. Hết giờ họp đi ra ngoài cũng có người theo sát để đảm bảo an ninh cho các đồng chí. Đến lúc về Hùng Vương nghỉ thì lại được bàn giao cho kíp khác. Xin lỗi đồng chí Ủy viên Trung ương, quy định Hội nghị lần này chặt chẽ như thế. Mấy ngày liền chỉ dành ra để nghiên cứu, thảo luận, đấu cái “Cáo trạng” Tuyệt mật dày cộp kia.
Nghe nói bác Thủ nhà mình lý lẽ cũng sắc sảo lắm, “bật lại” hầu hết các cáo buộc.
Tình thế đâm nguy. Cáo trạng tuy công phu đấy nhưng nhiều tài liệu, lý lẽ lại nói khác. Vinashin đang làm ăn có lãi cơ mà. Rồi tín dụng ngân hàng đang tăng trưởng rất mạnh. Doanh nghiệp người dân nô nức mang tiền đi gửi ngân hàng. Có ăn nên làm ra, có tin tưởng vào Đảng họ mới làm thế chứ. Chính mồm Đảng vẫn nói là nhân dân một mực tin tưởng …  Như vậy, hóa ra có kẻ muốn lợi dụng chỉnh Đảng để hạ thấp uy tín Thủ tướng, gây chia rẽ nội bộ. Câu chuyện hóa nghiêm trọng. Cái anh cu Vũ mới viết lá đơn bóng gió Thủ tướng tí mà dính “hai bao” liền với 7 năm xộ khám. Vậy mà vẫn có kẻ to gan dám viết hơn 300 trang vu cho Thủ tướng thế này thế kia, lại còn đem ra Trung ương bêu nữa.
Ở chợ, nhiều đứa độc mồm độc miệng bảo họ Dương đã thú nhận hết những ai những ai, ở đâu, làm gì, có ghi hình đàng hoàng hết. Họp Trung ương có lực lượng của bộ đội canh gác, theo sát ngày đêm thế kia mà khối anh sợ đái ra quần. Chẳng biết sợ cái gì? Chắc chỉ lo “chúng nó” mà đưa Dương Chí Dũng ra thì còn mỗi cách độn thổ. Rồi đến mấy bà hàng thịt trong phiên chợ sớm còn kháo nhau là thằng Kiên Bạc với những đứa nảo đứa nào ghi âm hết mọi âm mưu này kia của cái bọn Bố già Mafia. Bọn này thú hết với “Trung ương” rồi. Còn cứng đầu cứng cổ, “chúng nó” mà mang băng ra chiếu cho Trung ương xem việc thật thì khối anh cứ gọi là “đứt đừn đừn”.
Chắc có kẻ trong Hội nghị vẫn cứng đầu cứng cổ thật nên “chúng nó” mới đưa Dũng Cục trưởng ra HN để phục vụ Trung ương.




KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A

KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A

Thân/Kính gửi Bạn Hữu,

Nhóm chúng tôi vừa tạo ra một Kiến nghị: KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A, bởi vì chúng tôi quan tâm lo lắng sâu sắc về vấn đề vô cùng quan trọng này.


Mục tiêu của chúng tôi là thu thập được hơn 10.000 chữ ký, tốt hơn nữa là tới 20.000 chữ ký, và chúng tôi thực sự cần sự giúp đỡ của Bạn.


Để đọc thêm về mục đích công việc của chúng tôi, và để ký tên vào Kiến nghị, vui lòng bấm vào đây:

http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a?share_id=rJjuZgumAF&utm_campaign=petition_creator_email&utm_medium=email&utm_source=share_petition

Chỉ mất có một phút mà thôi!


Sau khi bạn ký tên, vui lòng chuyển cho bạn bè người quen của mình để cũng ký Kiến nghị giúp chúng tôi. Các phong trào của dân chúng đều thành công được là nhờ những người như bạn sẵn lòng chuyển thông điệp này đi các nơi! 
Xin trích câu trên Bức tường Berlin cũ: “Nhiều người nhỏ bé ở những vị trí nhỏ bé làm những việc nhỏ bé có thể làm thay đổi bộ mặt thế giới”.

Xin chân thành cảm ơn!
------

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Âm nhạc kiểu "Geisha" độc đáo

Âm nhạc kiểu "Geisha"--độc đáo---délire!!Orchestre totalement à poil của xứ Phù Tang...

 
 Nguồn: You Tube

 

Ngày tận thế của kinh tế Việt Nam đang đến gần


Ngày tận thế của kinh tế Việt Nam đang tới gần 

Ngày 28/09/2012, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s tuyên bố đánh sụt hạng tín dụng 8 Ngân hàng TMCP của Việt Nam xuống hạng Caa1 và mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống mức B2.
Theo hãng Moody’s thì hạng Caa1 dành cho các NH TMCP nghĩa là ngân hàng đó có rủi ro tín dụng rất cao và suy đoán xếp hạng kém. (Cafef, 28/09/2012*)
Còn mức tín nhiệm quốc gia hạng B2 có nghĩa là có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và chỉ suy đoán. (Cafef, 28/09/2012**)
Đó đồng thời cũng là thứ hạng thấp nhất dành cho Việt Nam từ trước tới nay. Đó cũng là thông điệp hãng Moody’s phát ra cho các nhà đầu tư vào Việt Nam: chỉ có ngu dại mới đi đầu tư vào xứ này để mất trắng.
Hơn nữa, vấn đề chính không phải là VN bị đánh sụt tín dụng. Cái này xưa rồi, nhàm chán.
Điều “mới” đây là 8 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LỚN NHẤT VIỆT NAM, cùng lúc TÍN DỤNG QUỐC GIA BỊ XUỐNG ĐỊA NGỤC.
Như Mỹ từ AAA xuống AAA-, so what, who cares. Như anh học sinh từ 100 điểm xuống 99 điểm.
Nhưng VN bị xuống B2, tức là thua Angola (Ba3), Bangladesh (Ba3), Mông cổ (B1), Senegal (B1), Sri Lanka (B1), Trinidad (Baa1), Tunisia (Baa1). (Wikipedia)

Có tin mừng: bằng Cambodia!
Tại Á châu, VN thua Bangladesh, Mông cổ, Sri Lanka, thì coi như đội sổ, may là còn anh Cambodia đứng chung cho đỡ buồn.
VN ta hay chê các nước Phi châu là “mọi đen”.
Nay, TÍN DỤNG, tức mức độ tin cậy của đồng tiền, của nền KT, tài chánh, TRÁI PHIẾU, VN đều thua xa lắc các nước này!

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Trung Quốc sẽ can thiệp quân sự theo kịch bản nào...

TRUNG QUỐC SẼ CAN THIỆP QUÂN SỰ THEO “ KỊCH BẢN “ NÀO NẾU ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG BỊ “ HẠ THỦ “ ?

Hai Xe Ôm.

Đó là đề tài bàn luận sôi nổi cũng với hàng loạt phương án tác chiến giả định được giới quan sát chính trường vỉa hè đưa ra bàn luận trong những ngày Hội nghị TW 6 nhóm họp, một phiên họp “ ít có “ và khẩn cấp…
Nguồn cơn, “ chất liệu “, các nguồn dữ liệu để giới quan sát chính trường vỉa hè căn cứ mà bàn đó là chuyến thăm đột xuất, chớp nhoáng Bắc Kinh  của ông Nguyễn Tấn Dũng với tấm hình bắt mắt, ăn ảnh, cả 2 ông Tập Cận Bình, Nguyễn Tấn Dũng đều “ thắt cổ” của mình bằng chiếc cavat màu xanh nước biển; Rồi việc Trung ương dự kiến họp 15 sau đó chuyển sang ngày 10 và đùng một cái chuyển sang ngày 1/10, các UVTW chỉ nhận được giấy báo họp trước 24 giờ; Rồi cái công văn 7169 đưa vào danh sách đỏ các blog độc hại có blog Biển Đông, trở thành đề tài cấm kỵ nhạy cảm hay do đây là một đòn chính trị, tín hiệu của sách lược: giết gà dọa khỉ…

Trầm Bê mất sừng tê"Anh Ba"

           Trầm Bê mất sừng tê “anh Ba”

Cầu Nhật Tân - Giữa lúc đang bị Công an “soi” rất dữ vì liên quan tới nhiều cáo buộc tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ, ông Trầm Bê lại bị đoạt mất “bảo bối” là chiếc sừng tê giác trị giá hơn 4 tỉ ông đang cất ở dinh thự thờ họ Trầm do ông mới xây tại Trà Cú, Trà Vinh. Bảo bối này là sản phẩm trong chuyến đi săn tại châu Phi và được đưa (nguyên con tê giác) qua một nước thứ ba để về Việt Nam. Mất bảo bối là điềm chẳng lành chút nào, nhất là vào lúc rất “nguy” này của đại gia Trầm Bê.
    Dinh thự thờ họ hàng nghìn tỉ đồng của ông Trầm Bê tại Trà Vinh
Tối 27/9, gia nhân của ông Trầm Bê phát hiện chiếc sừng tê giác được cất giữ nơi thờ cúng gia tộc trọng lượng gần 4 kg (trị giá hơn 4 tỷ đồng) đã bị mất.
Đại gia Trầm Bê xây dựng dinh thự khổng lồ nghìn tỉ tại xã Hàm Giang làm nơi chôn cất, thờ cúng tổ tiên. Ông thuê chín gia nhân trông nom khu vực trên. Ông Trầm Bê nguyên là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam và hiện là Phó chủ tịch HĐQT Sacombank.