Nhãn

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012


 Người việt nam hèn hạ
      (Theo blog Hanwonders)


Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.
Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?

Văn tế sống quan tham

Ngọc Châu

Hỡi ơi!

Ba sáu tàn vàng
Lẽ nào vứt bỏ.
Dẫu bao năm ngang dọc, chốn triều đình danh nổi như phao;
Vài đận tính sai cơ, tiếng quan tham mãi vang như mõ!
Nhớ oai xưa
Quê mẹ đất nghèo
Dân cùng nước khổ
Trải bao trận mạc, cấm vận triền miên
Đói nghèo nhìn nhau, bữa cơm bữa củ.
Bán quán, bơm xe, nắm than, bổ củi, tay vốn quen làm;
Xế hộp, mô bai, khách sạn, nhà hàng, mắt chưa từng ngó.
Thấy nước người đổi đời trong thập kỉ, lòng những mong chóng mọc vẩy rồng;
Chịu nghèo hèn khốn khó mấy chục niên, bụng ao ước mau mang lốt hổ.
Ngó thấy tiền Tây xanh tím đỏ, chỉ muốn vơ ngay
Nhìn vào xe Mĩ phóng tít mù, ước tư bản đổ!
Trước cảnh nước nhà hèn kém, chẳng lẽ ngồi đầu gối quá tai;
Gió đông đà nhụt gió tây, thôi thì cũng rỡ rào mở cửa.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012


Nếu có ai làm nhục đảng, làm mất niềm tin vào đảng, thi đó chính là Đại tá, PGS-TS, nhà giáo ” u tối” Trần Đăng Thanh

Minh Diện

            Tôi không có vinh hạnh được nghe buổi lên lớp về Biển Đông của ông đại tá phó giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh cho các lãnh đạo đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, tuyên giáo, cộng tác chính trị, quản lý sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học cao đảng tại Hà Nội, ngày 16-12-2012, mà chỉ được nghe qua một băng ghi hình của con trai một người đồng đội. Những gì nghe nhìn được, làm  tôi vô cùng thất vọng vì quân đội ta lại có một vị đại tá với những học hàm như vậy, mà hành vi ứng xử thiếu văn hóa, cách nói năng bỗ bã, tùy tiện và nhố nhăng hết chịu nổi.
               Thái độ hách dịch, bề trên, thái độ trịch thượng võ biền của Trần Đăng Thanh, thể hiện khi ông ta chỉ tay xuống dưới nói: “Đồng chí kia cất cái báo đi, cất kính đi. Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy !”. Ông là sĩ quan quân đội, đến nói chuyện với các cử tọa có trình độ cả, đâu phải cha người ta, người ta đâu phải là lính của ông?
            Xin nói để ông Thanh biết, mọi diễn giả không có quyền bắt mọi người phải lắng nghe mình nói, dù là Tổng thống. Anh nói hay, nói đúng, người ta chăm chú nghe và vỗ tay. Anh nói dở người ta huýt sáo, thậm chí bỏ về, có khi còn ném cà chua trứng thối.  Một người nổi tiếng hùng biện và đầy quyền lực như Fidel Castro trong một lần nói chuyện ở Cung đại hội đảng cộng sản Cu Ba năm 1981, có người huýt sáo, ông đã ngừng nói, và xin lỗi đám đông thay vì đe nẹt người huýt sáo.
              Sự trịch thượng, tự đề cao mình của đại tá Trần Đăng Thanh còn bộc lộ một cách lộ liễu khi ông khoe khoang : “Đời người có nhiều hạnh phúc, hôm nay là một ngày hạnh phúc,  vì tôi đi giảng, đi nói tới 4 hội nghị Phật giáo Đại cửu viện, và bây giờ nói với đội ngũ trí tuệ nhất của đất nước”.  Và “Tôi rất tự hào vì đội ngũ trí thức của chúng ta có tâm có tầm, như hiệu trường đại học y  luận văn giỏi này, bắn súng giỏi này!”.

Thử xét khía cạnh học thuật của bài giảng của PGS Đại tá Trần Đăng Thanh


GS Nguyễn Đăng Hưng

               Bài giảng về Biển Đông của Đại tá Trần Đăng Thanh dành cho lãnh đạo các trường Đại học Hà Nội đăng trên trang BASAM ngày 19/12/2012 vừa qua đã tạo ra một luồng dư luận cực kỳ sôi nổi nhưng rất không bình thường trong dân cư mạng Việt Nam. 
               Phần đông dư luận xoay quanh bài nói chuyện này là phản bác, chê bai, thậm chí mạt sát. Trên “Cơ quan ngôn luận của thông tấn xã vỉa hè” này đã có đến gần 500 lời bình, đại đa số  là phản bác, chê trách đôi khi rất thậm tệ.
               Trên blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập có tới bốn bài phản biện, xuất bản liên tục mà chỉ đọc tựa đề thôi đã thấy mức độ chê trách phản đối lên cao như thế nào. Chính chủ nhânblog viết: Khổ thân Tổ quốc XHCN; Minh Diện viết: Nếu có ai làm nhục đảng, làm mất niềm tin vào đảng, thì đó chính là Đại tá, PGS-TS, nhà giáo “u tối” Trần Đăng Thanh; Đoan Trang viết: “Bỗng dưng muốn khóc, Quỹ nghiên cứu Biển Đông ơi!”.Còn ông Hà Văn Thịnh, người đầu tiên có phản ứng trên Bauxite VN thì thẳng thừng: Dốt nát như thế, giảng bài không xấu hổ sao?”. Tôi xin dừng lại ở đây vì kể thêm cũng chẳng ích lợi gì.
               Trong bài bình luận ngắn này, tôi sẽ không trở lại nội dung những tranh luận có tính chính trị mà bài nói chuyện “động trời” này đã gây ra. Với tư cách một nhà giáo đại học, tôi xin độc giả lưu ý ở đây một vài điểm trên khía cạnh học thuật.
Dốt nát như thế, giảng bài không xấu hổ sao?
Hà Văn Thịnh
Bảo vệ chế độ là bảo vệ cái... sổ lương hưu (đã lĩnh và sắp lĩnh). Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng XHCN lại “thực dụng” đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!
Bauxite Việt Nam

Cái sự dốt ngút ngàn, trùng điệp của quan chức ta lâu nay giống như mùa rươi, nhiều đến nỗi chán đến mức không thể đếm và không muốn bàn thêm nữa... Thế nhưng, đọc bài giảng của ông TĐT (anhbasam.wordpress.com) thì quả là quá sức chịu đựng – thần kinh căng thẳng gần như sắp bị đột quỵ vì không thể nào tưởng tượng nổi một người kém cỏi và u mê đến thế vẫn có thể giảng bài cho những “siêu nhân” của nghệ thuật giảng bài? Mọi giới hạn của lòng tự trọng và tính khiêm tốn, sự đúng mực của hiểu biết đều bị biến thành trò hề chính trị thích bỡn cợt với nỗi đau của 90 triệu con người...
Như đã nói ở trên, những cái sai của TĐT là nhiều như rươi – “Con rươi ‘nở’ giữa bầy rươi/loằng ngoằng kiếm chác trêu ngươi cuộc đời”, nên không thể kể cho hết, chỉ xin nêu ra mấy loại sai không thể dung thứ sau đây.
1. Kiến thức đa phần sai bét sai be
Ông TĐT cho rằng GDP của Mỹ năm 2011 là 14.700 tỷ USD, gấp ta khoảng 150 lần (?) Nói như thế có khác gì ông TĐT cho rằng các số liệu mà Đảng và Nhà nước ta công bố là nói khống, bởi theo thông tin chính thức, GDP VN năm 2011 là 122 (126?) tỷ USD; còn theo ông TĐT chỉ là... 98 tỷ USD (!). Chẳng lẽ ông TĐT nghĩ và tin rằng 30 tỷ USD dư ra đó là sự dối lừa chăng?
Ông TĐT nói rằng Biển Đông lớn thứ hai thế giới “sau Địa Trung Hải”. Chẳng lẽ ông không hề xấu hổ một chút nào khi cái kiến thức sơ đẳng về biển, trẻ lớp 3 nó bấm ‘clốc’ là ra liền: Biển Philippines có diện tích 5,177 triệu km2, Biển Coral 4,791 triệu km2, Biển Ả rập 3,862 triệu km2, Biển Đông 3,537 triệu km2 – còn Địa Trung Hải mà TĐT nói lớn nhất thế giới chỉ có... 2,510 triệu km2 (!) Ông còn nhầm tệ hại khi ghép Vịnh Thái Lan thuộc Biển Đông!

ĐẠI TÁ TRẦN ĐĂNG THANH giảng về BIỂN ĐÔNG cho LÃNH ĐẠO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Blog BA SÀM)



Bản ghi âm: Cộng tác viên T.L.
Bản gỡ băng: Blog Ba Sàm
Posted by basamvietnam on 19/12/2012

Trích đoạn :

- “Đối với Trung Quốc hai điều không được quên”:họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” .

- “… các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả ... Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.”

- “Trước mắt là chúng ta phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng chúng ta, sự điều hành của Chính phủ …”

- “… nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó.”

——————–

Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông
Cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội.

Bản ghi âm: Cộng tác viên T.L.
Bản gỡ băng: Blog Ba Sàm


Tham dự và là Báo cáo viên của Hội nghị hôm nay xin trân trọng giới thiệu đồng chí Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh – Học viện Chính trị Bộ quốc phòng.
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có đồng chí Nguyễn Thị Hường – Bí thư Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội.
Xin giới thiệu đồng chí Vũ Tuấn Dũng – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối.
Xin giới thiệu đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Bí thư Đảng ủy khối.
Dự hội nghị hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu còn có các đồng chí là ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy khối, các đồng chí là ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối, trưởng, phó các Ban Đảng ủy khối. Các đồng chí là Bí thư, Phó Bí thư, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, ủy viên thường vụ. Các đồng chí là đảng ủy viên phụ trách công tác tuyên giáo hoặc Trưởng ban Tuyên giáo ở các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Các đồng chí là trưởng phòng công tác chính trị, quản lý sinh viên. Các đồng chí Bí thư đoàn thanh niên và chủ tịch Hội sinh viên trong toàn khối. Đề nghị Hội nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng! (Vỗ tay)
Kính thưa các đồng chí, thưa toàn thể hội nghị. Hội nghị của chúng ta hôm nay sẽ diễn ra dự kiến khoảng hai tiếng đồng hồ, chúng ta sẽ không có nghỉ giải lao và dự kiến khoảng 16 giờ 15 phút hội nghị của chúng ta sẽ kết thúc. Và sau đây tôi xin giới thiệu và kính mời đồng chí Báo cáo viên Trần Đăng Thanh sẽ truyền đạt tới Hội nghị của chúng ta về tình hình Biển Đông. Xin trân trọng kính mời đồng chí!

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Hội viên mới năm 2012


Tin hót , chỉ có 25 ứng viên đủ phiếu vào Hội Nhà văn Việt Nam

TN Thứ bẩy ngày 22 tháng 12 năm 2012 6:21 PM

          TNc: Hôm nay là ngày hồi hộp của gàn 600 ứng viên xin vào Hội Nhà văn Việt Nam. Quả là một sức ép lớn lên các hội đồng và BCH. Nhưng cũng có cái hay nhiều thành viên nhân dịp này mà các ứng viên thân thiện thăm nom các anh, các chị.
Theo tin mới nhận chỉ có 25 ứng viên đủ phiếu để trở thanh hội viên Hội Nhà văn VN. Có lẽ nói không ngoa ở nước ta ít có nơi nào còn nhiều quý vị xin gia nhập như Hội ta. Rút kinhh nghiệm năm ngoái đã kết nạp được một số hội viên xuất chúng, năm nay BCH "khép" cửa hẹp hơn.
Kết nạp ít cũng khổ thân các bác cò. Thương lắm thay ! Thôi các bác ơi chờ dịp này năm sau...

 DANH SÁCH TÂN HỘI VIÊN

Văn xuôi:

1, Trần Thiện Lục (Phương Yến – Phú Yên)
2, Nguyễn Quang (Hà Giang)
3, Lại Văn Long (TP Hồ Chí Minh)
4, Vũ Minh Nguyệt (Hà Nội)
5, Đoàn Ngọc Minh (Cao Bằng)
6, Đào Bá Đoàn (Hà Nội)
7, Nguyễn Thanh Hương (Lâm Đồng)
8, Lương Văn (Hà Nội)
9, Võ Diệu Thanh (An Giang)
10, Thăng Sắc (Hà Nội).

Thơ:

1, Nguyễn Thị Vân Anh (Nghệ An)
2, Đinh Long (Hà Nội)
3, Trịnh Công Lộc (Quảng Ninh)
4, Lương Vĩnh (Hà Nội)
5, Đàm Khánh Phương (Hà Nội)
6, Bùi Công Minh (Đà Nẵng)
7, Văn Trọng Hùng (Bình Định)
8, Lương Tử Đức (Hà Nội)
9, Lê Va (Hòa Bình)
10, Đỗ Doãn Phương (Hà Nội).

Lý luận phê bình:

1, Trần Mạnh Tiến (Hà Nội)
2, Trần Hoài Anh (TP Hồ Chí Minh)
3, Phùng Quý Nhâm (TP Hồ Chí Minh).
Dịch văn học:
1, Vũ Phong Tạo (Hà Nội)
2, Nguyễn Mạnh Thái (định cư tại Ba Lan).

Nguồn: trannhuong.com

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Thể

Thể hiện sự cô đơn


Tâm Don
Đã lâu lắm rồi, có lẽ đã 15 năm nay, tôi không coi 10-15 phút đầu của bản tin thời sự VTV lúc 19 giờ hàng ngày. Tại sao lại thế? Tôi cũng như nhiều người khác, đều nhận ra, đều biết, vào khoảng thời gian đó, trên VTV đều đặn xuất hiện những nhân vật mà nhiều người gọi là “chủ nhiệm ti vi” – Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng, một bí thư kiêm trưởng ban nào đó của đảng cầm quyền… Họ huấn thị, họ tham dự, họ phát biểu chỉ đạo, họ tiếp khách trong và ngoài nước trên tinh thần của những người đầy quyền lực – tượng trưng cho sự đúng đắn và chân lý. Đơn điệu, buồn và chán. Trong những giờ phút ấy, chợt quá thèm những bản tin về các nguyên thủ của các quốc gia dân chủ ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn quốc… Những bản tin ấy sống động, tự nhiên với những phát biểu nhẹ nhàng, không chút lên gân mà đầy trách nhiệm.
19 giờ ngày 17-12-2012, tôi đã phá lệ thưởng thức sự tĩnh lặng của đời mình. Tôi bật VTV1 lên với hy vọng mọi chuyện giờ đây đã khác. Thế nhưng... cơ khổ, thì ra mọi chuyện vẫn như cũ, nếu không nói là cũ mèm đến mức đáng sợ. 10 - 15 phút đầu của bản tin thời sự VTV1 tối 17-12-2012 tràn ngập hình ảnh về việc Thủ tướng Cộng hòa Haiti sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. VTV không thực hiện một bản tin tổng hợp mà đưa liền 4 tin liền kề nhau: TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp TT Cộng hòa Haiti, CT nước Trương Tấn Sang tiếp TT Cộng hòa Haiti, TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp TT Cộng hòa Haiti, CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp TT Cộng hòa Haiti. Bản tin VTV1 nói rõ: TT Cộng hòa Haiti cho biết, hiện 50% dân số Haiti sống trong nghèo đói với mức thu nhập 1 USD/người/ngày, và Cộng hòa Haiti muốn học tập kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Văn tế sống một đồng nghiệp sắp về vườn


Văn tế sống một đồng nghiệp sắp về vườn

                                   Hoàng Lê

Hỡi ôi!

Thông báo đã về,
Làm ta sửng sốt!
Cả một đời bám ngành giáo học khi nổi khi chìm lắm lúc ô danh,
Mười mấy năm đăng nhiệm cán bộ phòng tiếng vang như mõ.

Nhớ năm xưa!

Thân phận thảo dân;
Gia đình nghèo khó;
Chưa quen sếp nọ, đâu biết mánh mung;
Chỉ biết mở "course", trường này, lớp nọ...
Giáo án, bảng đen, phấn trắng, sớm chiều tay vốn quen làm;
Diễn thuyết, rượu bia, khách sạn, xe hơi mắt chưa từng ngó.
Bả danh vọng đẩy lùi nhân cách, muốn lên quan như trời hạn mong mưa;
Mùi đại gia ngứa ngáy đã bao năm, ghét đứng lớp như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy cô em tiểu học nhảy tót trưởng phòng, tức muốn sôi gan;
Mở truyền hình tỉnh, nhìn đứa bạn lên giám đốc uất toan vỡ mật.
Một tấm thân gái ngọc ngà, gò bồng đảo để không cũng phí đời hoa;
"Mấy lạng" vốn trời cho, đâu dễ khiến bậc đàn anh trơ như gỗ đá.
Chẳng đợi ai đòi ai bắt, từ nay em sẽ quyết hiến mình
Không thèm "tiên lễ hậu văn", phen này ắt thăng quan tiến chức.


Nhếch nhác thay!

Vốn đâu phải anh hoa phát tiết, theo dòng tu tập chỉn chu;
Chẳng qua là dân 7+3, "mót" làm quan nên chạy tắt.
Đạo đức nhà giáo truyền thống nào đợi luyện rèn;
Quy chế chuyên môn hiện hành đâu cần phải nhớ.
Bề ngoài, liếc xéo mắt đưa tình, nào đợi ai xem đức, xem tài;
Bên trong, vốn tự có trình ra, đâu cần hội đồng kia giới thiệu.
Bằng sư phạm lởm khởm, nghiễm nhiên là giám khảo hội giảng nọ, trưởng, phó ban thi đua kia;
Chẳng quản lý nhà trường, vẫn lên giọng ta đây nhân danh cán bộ phòng, vênh mặt vung tay chém gió.
Đâu sợ ban nọ, sở kia gióng trống, phất cờ, phát động phong trào, coi " tấm gương", "đạo đức" có cũng như không;
Nào ngán chị em đồng nghiệp cười cợt, khinh khi, "xô cửa xông vào", xem trinh tiết rẻ như ca ve nhà thổ.
Lúc dự giờ, khi sáng kiến, làm cho giáo giới hồn kinh;
Miệng thổi còi, chân đá bóng, thậm thụt phong bì xanh đỏ.

Ô hô!
Những mong thanh thế lẫy lừng;
Đâu biết hư danh vội bỏ.
Một góc căn phòng thờ chữ “nhẫn”, ngày ngày đọc báo, buôn dưa;
Năm nhăm, hưu trí ấy chữ quy, cái loa cũng đến ngày câm lặng.
Đoái trông cửa huyện, đám con nuôi thớ lợ võ vàng mặt ủ mày chau;
Nhìn lại cố hương, đấng lang quân đầu cắm đầy sừng hai hàng lệ nhỏ.
Chẳng phải án kỷ luật thải hồi đến nỗi bị mất chức cho cam tâm;
Vốn chỉ là háo lợi háo danh, đến lúc gặp vận đen cho đáng số.

Nhưng nghĩ rằng:
Cũng là nghiệp gõ đầu trẻ làm kế sinh nhai, thời buổi học trò ngồi nhầm chỗ;
Thế nên thầy chẳng ra thầy, đem cái ngàn vàng, dâng cho sếp đổi lấy chức quyền.
Vì ai khiến bao phen bẽ mặt, những phường "mèo mả gà đồng";
Vì ai mà lắm lúc ngậm cười, rặt lũ "mạt cưa mướp đắng".
Ở lại làm chi, "xanh vỏ đỏ lòng", ngày ngày thấy chướng tai gai mắt, lòng lại thêm buồn;
Ham hố làm chi, "thói đời lạnh nhạt", tháng tháng nhận vài đồng lương bọ, dạ càng thêm tủi.
Thà nghỉ quách mà an toàn “hạ cánh”, cùng chồng vui hưởng tuổi già;
Còn hơn là "cố đấm ăn xôi" sẽ đến ngày đeo mo vào mặt.

Ôi thôi thôi!

Phòng giáo dục, cửa nay đóng chặt, oan Thị Màu gửi lại bóng trăng rằm;
Cổng huyện đường, chân mỏi gối chồn, tủi son phấn trôi theo dòng nước mắt.
Đau đớn bấy! Song thân đều cưỡi hạc, ngọn đèn khuya leo lét ma trơi;
Não nùng thay! Lũ nghĩa tử bơ vơ, nháo nhác chạy tìm nơi bợ đỡ.

Ôi!

Một kiếp phù vân;
Nỗi buồn kim cổ.
Đồng nghiệp hãy còn nơi công sở, tuổi năm nhăm nên phải về vườn;
Tổ tiên đều ở dưới suối vàng, ai cứu đặng tai qua nạn khỏi.
Son phấn trả nợ tình nợ nghĩa, danh tiết này sánh tựa Phó Đoan;
Đem vốn trời cho mà kinh doanh, công tích ấy, Tư Hồng còn kém .
Đương chức cũng đã oai, về hưu vẫn cứ oai, lưỡi vốn không xương, thụt thò bẩy tấc  đong đưa;
Tại chức chưa trưởng phòng, về hưu còn hậm hực, nay quyết tự phong giám đốc công ty cho oách.
Nước mắt Hoạn Thư lau chẳng ráo, đau vì hai chữ “ô danh”;
Trăm năm bia miệng ấy vẫn ghi, hận bởi một câu “vô sỉ”.

Hỡi ôi, thương thay!
Có linh xin hưởng.
                                                            
                                                                           H.L.
          Nguồn: Tác giả gửi trực tiếp cho bản trang                      

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Nhật ký tị nạn


Tị Nạn
Nhật ký tị nạn
Phong Lan
LTS: Tác giả là một chuyên gia làm việc trong một công ty lớn ở Hoa Kỳ. Cô tình nguyện với Liên Minh CAMSA và đang thành lập nhóm yểm trợ ở Orange County, California. Tháng 11, 2012, Cô đã lên đường đến Thái Lan và Mã Lai để phụ giúp cho các hoạt động của BPSOS ở hai quốc gia này. Ở Thái Lan cô thăm viếng và phát quà cho nhiều trăm đồng bào lánh nạn cộng sản cũng như phỏng vấn một số các nhà tranh đấu, các đồng bào thiểu số, các giáo dân Cồn Dầu, các nạn buôn người. Ở Mã Lai Cô có dịp chứng kiến và tham dự một số hoạt động hàng ngày của văn phòng Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, kể cả thăm viếng nạn nhân và truy tố thủ phạm. Dưới đây là một trong loạt bài ký sự của Cô về chuyến đi này.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

NHÂN XEM PHIM “SÁM HỐI” [1] NGHĨ VỀ BÔRÍT PAXTECNĂC : TỰ DO HAY LÀ CHẾT !


NHÂN XEM PHIM “SÁM HỐI” [1]
NGHĨ VỀ BÔRÍT PAXTECNĂC : TỰ DO HAY LÀ CHẾT !

Tặng ông bà nhà văn Nguyễn Tường Thụy và nhà đấu tranh dân chủ kiên cường Bùi Thị Minh Hằng
nhân ngày NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

Đâu phải bao giờ nhân dân cũng thắng
Nhà độc tài của mọi thời đại và anh
Cần phải thức, mãi mãi thức trắng
Dù anh đã nằm dưới cỏ xanh

Anh đã yêu đất nước mình như một chàng muzich
Cái cách yêu quý phái chẳng hợp thời
Anh đã yêu đến quằn quại, đến xùi bọt mép
Mà thơ anh vẫn bị đe dọa cả đời !

Những nhân vật của Đ ôxtôiepxki
Như cua bò qua văn anh lổm ngổm
Bầu trời xanh từng in dấu anh đi
Treo anh lên vầng mây sớm
Anh bay lên cùng khói bếp lầm lì
Và rơi xuống cùng tuyết trắng …


"Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm"


"Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm"

Đ
ây là một câu thơ trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều nói lên thân phận éo le của các cung phi trong triều đình phong kiến. Ngoài những câu thơ tả tình tả cảnh rất hay,Cung oán cũng có khá nhiều câu nói về nhân tình thế thái, những tư duy triết lý.
Tôi rất thích câu Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm với câu tiếp theo Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.
Tôi chú ý, thích và nhớ hai câu thơ trên đây vì nó ứng với hoàn cảnh trong nước hiện nay, ý nghĩa của nó có thể mang một thông điệp rất sâu sắc và khẩn thiết cho mọi tầng lớp trong xã hội ta.Ai cũng biết một vấn đề cực lớn hiện nay trong mọi xã hội là việc phân chia thành quả của phát triển. Có nước phát triển rất nhanh, khá nhanh hay là nhanh, có nước phát triển chậm, hoặc rất chậm tùy điều kiện, thời gian. Phân chia thành quả phát triển sao cho công bằng, hợp lý để phát triển ổn định, hài hòa là trách nhiệm hàng đầu của các chính quyền.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Dậy mà đi núi sông đang chờ” – hừng hực cuộc biểu tình tại Sài Gòn


“Dậy mà đi núi sông đang chờ” – hừng hực cuộc biểu tình tại Sài Gòn

Phóng sự của BVN
Khoảng 7g45 sáng 9/12/2012, công an đã dựng barie kín tất cả các ngả đường dẫn vào khu vực công trường Lam Sơn (Q.1, TP HCM).
clip_image002
Tuy nhiên, rất may là mỗi sáng Chủ nhật, tại trước Nhà hát lớn thành phố luôn có chương trình biểu diễn nhạc kèn phục vụ miễn phí cho nhân dân. Do đó, dù chốt chặn mọi góc đường, nhưng phía công an không có lý do nào ngăn cản người dân, người tham gia biểu tình, du khách… thưởng thức chương trình nghệ thuật của đoàn quân nhạc Quân khu 7. Thuận lợi “trước giờ G” này khiến đám đông có thể tập trung tại khu vực đã được thông báo với nhau trên internet những ngày qua.