Nhãn

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013



Nhà thơ Duy Phi tạ thế


 Nhà thơ Duy Phi , Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh ngày 10-8-1940 .
  Quê quán : Mão Điền , Thuận Thành , Bắc Ninh .
  Do bị bệnh hiểm nghèo, ông đã từ trần hồi 8 giờ, ngày 28 
tháng  01 năm 2013 tại nhà riêng, Số 82, phố Chợ Thương , thành phố Bắc Giang .
 Lễ viếng : 12 giờ ngày 28-1-2013 . Đưa tang 14 giờ , ngày 29-1-2013 . An táng tại Nghĩa trang Thành phố Bắc Giang .

Thay mặt Gia dình NT Duy Phi
VŨ TỪ SƠN

Duy Phi, "Hạt nhớ"


Khác với Tô Hoàn và Tân Quảng, tứ tuyệt của Duy Phi được cấu trúc như là những bức phác thảo tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trong cái khoảnh khắc thời gian ấy, ý tưởng vụt lóe sáng tạo nên một khung cảnh nhập nhòa giữa hiện thực và hư ảo. Vì thế, nhịp điệu thời gian, gam màu không gian cứ bàng bạc một màn sương lãng đãng giăng mờ trên sườn núi lúc ban mai. Có điều không gian và thời gian vật lý ở đây chỉ có tính quy ước. Không gian và thời gian tâm lý mới là những đại lượng tác giả muốn ký thác vào thơ mình. Cho nên, khi đọc hai câu: "Xõa tóc soi tìm mình chẳng thấy/ Lạ lùng ai đó bóng thời gian" trong bài "Nhà xưa", ta cần phải mở rộng biên độ cảm xúc đến bài "Hạt nhớ": "Biết ai đang bồn chồn trên mỗi chữ/ Tôi gửi trời muôn hạt nhớ long lanh". "Hạt nhớ" là cách nói hình ảnh, đồng thời cũng là một kiểu chơi chữ độc đáo trong quá trình tìm tòi sáng tạo ngôn ngữ thi ca. Nó thực hiện chức năng dẫn dắt sự liên tưởng ngoài văn bản, có thể là vô lý, nhưng là sự vô lý trong cái hợp lý của tổng thể nghệ thuật.
Hình ảnh trong thơ Duy Phi, nếu căn cứ vào hệ thống từ ngữ xem ra khá rậm rạp, đa sắc thái, nhưng thật ra, nhìn dưới góc độ hội họa, lại có vẻ nhạt màu, thậm chí không màu, bởi phần lớn chỉ là những bức ký họa chì than. Màu sắc của Duy Phi thực chất cũng là màu sắc tâm trạng, cho dù anh đã hơn một lần thăm xứ Thái chiêm ngưỡng vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban Tây Bắc: "Câu quan họ nợ vòng quay cọn nước/ Trăm màu rực rỡ nợ hoa ban"("Nợ").
Tứ tuyệt của Duy Phi cũng có không ít bài thiên về sự suy tưởng. Anh thường ký thác vào thơ những số phận như là một thứ định mệnh, đôi khi cắt rời ra, nhưng  giống như mảnh gương vỡ, vẫn mang trong mình câu hỏi muôn thuở của thế gian là "món nợ tuần hoàn" không bao giờ trả được. Bài "Nợ" được tác giả viết ở Điện Biên mở đầu bằng hai câu rất đáng suy ngẫm: "Ngược đường lên Mường Thanh, Mường Than/ Chợt biết biển sông nợ núi ngàn". Mới hay, cuộc sống này là một chuỗi vòng vo của sự vay trả vô thủy vô chung. Mảnh đất ta sống đây chẳng qua chỉ là diễn trường của trò chơi tạo hóa. Cái vòng quay cọn nước với câu quan họ hẳn là có duyên kiếp với nhau từ thời hồng hoang nên "trăm màu rực rỡ" của các loài hoa mới nợ màu trắng hoa ban chăng?
Đến bài "Cờ" thì những nét ký họa dường như đã bị nhòe mờ trước sự xâm thực của yếu tố duy lý. Văn bản chỉ có 14 chữ nhưng chính xác là một đại tự sự bởi khuynh hướng triết luận. Về hình thức, tác giả nói đến một thế cờ hiểm, nhưng nội dung của nó lại đa nghĩa, chứa đựng tư tưởng thời đại. Trong các cuộc chiến tranh, cho dù tướng cầm quân nhân danh ngọn cờ nào, thì cuối cùng, kẻ trắng tay vẫn là đám tốt đen, tốt đỏ: "Phá thế cờ/ Tướng sĩ loanh quanh/ Ghê tay thí tốt..." Đằng sau mỗi con chữ tưởng như lạnh lùng, vô cảm là tâm trạng ưu tư của nhà thơ với thân phận con người trước bàn cờ thế sự thiên biến vạn hóa. "Cờ" là bài tứ tuyệt ý tại ngôn ngoại, gieo vào tâm trí người đọc những băn khoăn về lịch sử như là một câu hỏi muôn thủa, khó tìm lời giải.
(Trích trong bài phê bình "Phận đèn, tứ tuyệt thi Kinh Bắc", phần Hạt nhớ  của nhà thơ Duy Phi, tạp chí Sông Thương số 3 năm 2012)
Đặng Văn Sinh

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013



Nghèo đói là trường đại học tốt nhất.


Đây là bài viết vô cùng cảm động của một tiến sĩ người Hoa ở trường Harvard ngợi ca người mẹ nghèo khổ đã nuôi ông thành tài. Bà đã nói với con trai như là một chân lý: "Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ…."


Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm,chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.
Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi 4 tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Vài nét về Hiến pháp Mỹ


Vài nét về Hiến pháp Mỹ

Hà Văn Thịnh

Cách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!
Một Hiến pháp có trước... nhà nước
Điều “lạ kỳ” là sau thắng lợi đó, những nhà cách mạng Mỹ không thành lập một chính quyền cho tương xứng với công lao của những người đã khai sinh ra nền độc lập; hầu như họ không quan tâm đến việc ai sẽ giữ chiếc ghế nào, “ăn chia” ra sao chiếc bánh lợi quyền béo bở mà phải mất bao xương máu, suốt 10 năm trời mới giành được (17.12.1773-4.9.1783): Cách hành xử của những nhà cách mạng Mỹ chưa hề có tiền lệ – ai về nhà nấy, sau khi đã làm trọn bổn phận công dân, không cần biết đến chuyện nên (phải?) khen thưởng ai, như thế nào đối với sự “có công với cách mạng”!

Hội chứng hoang tưởng


Hội chứng hoang tưởng

BS Ngọc

Hội chứng hoang tưởng (paranoid personality disorder, sẽ viết tắt là PPD) là một rối loạn tâm thần với đặc điểm là người mắc bệnh hay nghi kỵ người khác. Người mặc bệnh PPD không có khả năng tin tưởng vào người khác, nhìn người khác như là những người thù địch. Có thể nói rằng bệnh nhân PPD rất giống với người cộng sản.
 “Thế lực thù địch” là cụm từ mới xuất hiện gần đây, nhưng đã trở thành khá phổ biến. Chỉ cần gõ “thế lực thù địch” trong hộp tìm kiếm của Google tôi được kết quả hơn 2 triệu kết quả trong vòng 0,26 giây. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình không ngớt lớn tiếng cảnh báo người dân rằng thế lực thù địch đang len lỏi vào guồng máy của Nhà nước, đang gây tác hại nghiêm trọng cho Việt Nam. Có khi họ cảnh báo rằng thế lực thù địch đe doạ đến sự sống còn của đảng, của Nhà nước và sự an sinh của người dân. Có thể nói rằng những người làm truyền thông cho đảng đã dùng thế lực thù địch như một con ngáo ộp, kích động người dân, làm cho người dân cảm thấy bất an.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013



Sao ông không về với Háng Đồng vài buổi?


Vualambao

Lời Dẫn: VTV1 trong chương trình “Chào Buổi Sáng” ngày 12/1/2013 đã đưa một phóng sự rất nóng lên truyền hình về chuyện hơn một trăm em học sinh cấp 1-2 của xã vùng cao Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đang phải tá túc trong những căn lều tuềnh toàng dựng tạm bên sườn núi trong giá rét, nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ C, có hôm ban đêm xuống dưới 4 đô C. Lều tạm nơi các em ở không có cánh cửa, các em phải trèo lên vách để chui ra chui vào bằng một lỗ hổng gần mái lều. Các em phải nằm trên các tấm ván trải trên sàn nhà với những tấm chăn mỏng. Ban đêm những hôm trời mưa, mái lều bị dột nước lênh láng sàn nhà, các em phải đốt lửa lên để sưởi ấm suốt đêm.
Những em bé người Mông trên dưới 10 tuổi vụng về đã nấu cơm bằng cái nồi mất vung, nửa sống nửa nát. Thức ăn chủ yếu là măng rừng với muối vì nhà cách trường tới vài chục cây số đường rừng nên vài ba tháng các em mới về nhà lấy gạo và thức ăn được. May mắn lắm thì các em mới bẫy được vài con chuột để “cải thiện”. Nhưng với các em, một nỗi sợ còn lớn hơn “an toàn thực phẩm” của thịt chuột, đó là “sợ gió, sợ những cơn mưa rừng, và rất sợ mùa đông”…Sau đây, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả gần xa một bài viết qua lời của một cô giáo người Mông dạy ở trường Háng Đồng của các em.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Thơ Thanh Thảo – Chuyên gia nước ốc trường ca, cỡ vạn người làm



 .
Thanh Thảo là nhà thơ lớp chống Mỹ rất lừng danh! Nhưng lừng danh bởi cái gì thì tôi chưa được đọc nhiều. Một lần thấy chương trình nói về thơ Thanh Thảo với bài “tủ” rất nổi tiếng của ông, tôi đã rất chăm chú lắng nghe. Tôi thấy Thanh Thảo bước ra bãi cỏ và đọc bài “Dấu chân qua trảng cỏ”. Bài thơ chẳng có cảm xúc hay cái nhìn gì đặc biệt. Ngay cái tên của nó cũng gợi lên cho ta một chủ đề hết sức bình thường. Nếu văn học là đi qua thông tin cấp một, thì đầu đề bài thơ chỉ là 1,1 thông tin, với một khung cảnh, một cảm trạng. hay một suy tư kéo theo rất nhỏ nhắn. Đi thẳng vào bài thơ nó mới là niềm thất vọng lớn. Nó nhạt không thể nào tả được. Nếu mục đích của nó không “són ra” một tí tuyên truyền thì nó chẳng có gì để nói. Một tí đó nằm ở cuối của bài thơ
Cuộc đời trải mút mắt ta 
Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường 
Và:
Vùi trong trảng cỏ thời gian 
Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta 
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha 
Cho người sau biết đường ra chiến trường…

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013


Tạp chí Nhà văn số 1 năm 2013





Tạp chí Nhà văn số đầu tiên của năm 2013 công bố kết quả Tác phẩm hay Tạp chí nhà văn năm 2012, gồm 16 tác giả của hai thể loại thơ và truyện ngắn.


Phần Văn  được bắt đầu bằng bút ký Mùa cao su trong mưa của nhà văn Hà Đình Cẩn. Bằng bút pháp hài hước, truyện ngắn Đổ tiếng chuông chùa của nhà văn Vũ Đảm là bài học cảnh tỉnh về thói ăn chơi sa đọa của các quan chức, một hiện tượng không còn là hiếm trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong số này, còn có trích đoạn truyện dài Ngày ấy ở Yên Trung của tác giả Ngô Xuân Hội, với giọng văn truyền thống gần gũi. Nếu Chuyện tình Tiên Sacủa Cao Năm là một câu chuyện tình cảm động mà bi thương thì truyện ngắn Tục huyền của Triệu Văn Đồi lại là câu chuyện về việc lấy thêm vợ của một ông già thôn quê để rồi ông cay đắng nhận ra sự đổ vỡ về đạo đức ngay chính từ những người thân của mình. Truyện ngắn cuối cùng của phần Văn số này, Cẩm nang Bình an lại là một câu chuyện đồng thoại nhiều ẩn ý về cuộc chiến giữa mèo và chuột.

Phần Thơ  có sự góp mặt của các nhà thơ như Nguyễn Linh Khiếu, Đỗ Phú Nhuận, Lê Va, Phùng Văn Khai, Đỗ Thượng Thế, Bùi Mai Hạnh, Quang Chuyền, Lý Thị Trung, Trần Công Hoan, Vũ Nuôi, Nguyễn Nghiêm, Trang Nhung, Minh Tâm, Nguyễn Quốc Trí.

Phần Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình kỳ này có nhiều bài viết công phu, mang tính nghiên cứu của các tác giả Hồng Nhu, Võ Văn Trực, Phạm Ngọc Chiểu, Đường Văn, Lê Hoài Nam, Đặng Văn Sinh, Phan Tuấn Anh.
Phần Văn học Nước ngoài giới thiệu đến độc giả chùm thơ chọn lọc của các tác giả nổi tiếng quốc tế do dịch giả Nguyễn Văn Quảng chuyển ngữ.
Ngoài ra, các chuyên mục khác có những bài viết hấp dẫn, sâu sắc.
Xin trân trọng giới thiệu.

Tạp chí Nhà văn. 

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Phản biện như thế, nên đi chỗ khác chơi!


Phản biện như thế, nên đi chỗ khác chơi!

Hà Văn Thịnh


N
ói rằng chưa đọc Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là nói dối, bởi đã vương lụy với sử sách thì trách nhiệm của nhà sử học hay lều sử tập học đều phải đọc đủ các tư liệu từ nhiều phía – đây là vấn đề nguyên tắc, bởi sử học sẽ không còn là chính nó nữa nếu chỉ căn cứ vào thông tin một chiều. Tuy nhiên, hầu như chưa có nhà sử học nào chính thức bàn về Bên Thắng Cuộc. Chắc hẳn, không ít người hiểu rằng, để bàn luận cho thấu đáo một cuốn sách gây chấn động dữ dội như Bên Thắng Cuộc thì lại không hề đơn giản một chút nào, với rất nhiều lý do, trong đó, lý do quan trọng nhất là không đủ thời gian và chứng cứ để phân định cuốn sách đó sai ở chỗ nào về tư liệu, bịa đặt ra sao... Một khi không thể (chưa thể) nói nó sai hay đúng mà chê bai thì thành ra chính mình đang... sai. Thành thử, theo quan điểm sử học chính thống, chỉ có thể chê trách Huy Đức đã sai về quan điểm, lập trường, tư tưởng...; và sẽ không ai phản bác được. Đáng tiếc là các tác giả Song Huy – Ngọc Điệp không tìm cách phê phán Huy Đức theo con đường này mà lại CHỌN cách khó nhất: Chê bai cuốn sách theo cái gọi là “tinh thần khoa học, sự thật” bằng cách chối bỏ... sự thật và bao biện cho sự giả dối!
Song Huy - Ngọc Điệp cho rằng Bên Thắng Cuộc “hơn 1/3 toàn chép lại chuyện “mốc meo” đó, có gì để gọi là ghê gớm, bí mật để tác giả phải ầm ĩ là “vượt qua sự sợ hãi nói lên sự thật”? Đó là một kết luận hết sức sai lầm, phi bản lĩnh. Nói như thế có khác gì công nhận rằng Bên Thắng Cuộc có ít nhất HƠN 1/3 LÀ SỰ THẬT? Xin thưa, trong xã hội Việt Nam hiện nay, viết lịch sử hiện đại có hơn 1/3 là sự thật đã là đóng góp vô cùng quý giá rồi. Các vị cứ ngỡ rằng chê nó “mốc meo” là chê bai nó nhưng các vị quên mất một điều cơ bản: Sự thật dù có mốc meo vẫn là sự thật, công lao đưa cái mốc meo ra ánh sáng mặt trời đáng trân trọng lắm.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Thư ngỏ...


Thư ngỏ gửi Hội nhà văn về giải thơ 2012
                (Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương)

Nguyễn Hoàng Đức


Theo tin tức, tôi được biết:
 KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VN NĂM 2012
 4h chiều, 16/1/2013, danh sách kiểm phiếu cuối cùng đã được ban kiểm phiếu công bố. Trong ba giải thưởng về thơ có : Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương.
Tôi chính thức muốn nói cùng các vị: Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheghiu, có trước cách đây nhiều thập kỷ.
Tên sách là một thương hiệu tổng quát không thể bị đánh cắp một cách “trọn gói” như vậy. Thời buổi này, người ta cấp bằng sở hữu tên gọi, ngay cả hai cửa hàng cũng không có quyền mang tên giống nhau, nói gì hai tác phẩm?!
Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ.
Đề nghị Hội Nhà văn dù phế truất hay không xin trả lời thẳng thắn về việc này. Việc không trả lời chỉ có thể giải thích bằng hai cách:
1- Người ta cố tình dấu dốt.
2- Định chơi kiểu à uôm “để lâu cứt trâu hóa bùn” muốn ăn gian một sự “đã rồi” trong lòng bạn đọc.
Xin mời các bạn tác giả và bạn đọc yêu thơ làm chứng cho vụ việc này. Hội Nhà văn không thể mãi mãi là nơi khuất tất muốn trao giải cho ai thì cho nữa, họ buộc phải sống trong tinh thần minh bạch của công lý! Xin cám ơn!
.
Nguyễn Hoàng Đức
17/01/2013

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Hai tử huyệt của chế độ


Hai tử huyệt của chế độ

Hoàng Xuân Phú


Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng
-       quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và
-       quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý
tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tử huyệt độc quyền lãnh đạo
Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của một đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ. Kể cả khi đang cầm quyền, đảng vẫn phải phấn đấu liên tục, để thuyết phục Nhân dân tin tưởng và tiếp tục trao cho quyền lãnh đạo.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013


Cụ Nguyễn Hiến Lê và Giải Tuyên Dương sự nghiệp Văn học-Nghệ thuật

“...Sống giữa sách và hoa, được lòng quí mến, tin cậy của một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách được hàng vạn người hoan hô. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nên nhận một chức tước gì của chính quyền...”


Lời nói đầu: Sự kiện nữ nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi gửi bức thư từ chối «báo cáo thành tích để được Thủ tướng (Nguyễn Tấn Dũng) khen thưởng», trong đó có câu nói khẳng khái, nức lòng người: "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm", vô hình chung làm tôi nhớ lại trường hợp tương tự của học giả Nguyễn Hiến Lê, cách nay đúng 40 năm (1973) tại miền nam Việt Nam tức nước Việt Nam Cộng Hoà (1954-1975). Nhắc đến ba chữ Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), tôi tin rằng người đọc sách chữ Việt nào cũng biết, nhất là với phương tiện Internet ngày nay, chỉ cần gõ tên cụ trong Google là tỏ tường, nên trong bài tôi xin được bỏ qua phần Cuộc đời & Sự nghiệp của cụ.

Tại toà soạn Bách Khoa, từ trái sang phải:
Lê Thanh Thái, Lê Ngộ Châu, Thu Thuỷ, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013


Đối kháng với luật pháp

Nhà văn Thùy Linh


H
ôm qua, 4/1, bản cáo trạng về vụ án Tiên Lãng đã được tống đạt cho các bị cáo và gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn.
Gần một năm điều tra để kết tội nạn nhân của chính quyền Hải Phòng và nạn nhân của hệ thống chính trị đã trở nên phản nhân dân, dân tộc. Và chính họ là người đi cưỡng chế lại là người điều tra kẻ bị họ cưỡng chế. Dù rất ngây thơ thì cũng không ai đặt lòng tin vào kết quả điều tra này.
Vụ án rõ ràng đến mức bất cứ người dân nào quan tâm đến cũng có thể kể tóm tắt lại sự việc, không quá xa rời hiện thực vụ án. Nhưng để điều tra, công an Hải Phòng mất gần một năm nhìn nhận lại “trận đánh đẹp” – lời của ông giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. 

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013


Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải tại Paris: Tuổi trẻ phải tiếp nối
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2013-01-03
Như bản tin của đài Á Châu Tự Do và cũng như nhiều cơ quan truyền thông Việt Ngữ trước đây đã loan tải, ngày 25 tháng 9 vừa qua, ông Ngô Thanh Hải , một công dân Canada gốc Việt đầu tiên đã được chính thức bổ nhiệm vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của Canada.
                            Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải trả lời RFA tại Paris