Nhãn

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Từ thơ Lý - Trần đến những bản dịch lục bát mang âm hưởng Thiền



  Từ thơ Lý - Trần đến những bản dịch lục bát    mang âm hưởng Thiền

            Đặng Văn Sinh


C
hưa nói đến chất lượng công trình, chỉ tính riêng việc xử lý văn bản dịch thuật 157 bài thơ chữ Hán của 63 tác giả xuyên suốt hai triều Lý - Trần cũng khiến người đọc cảm phục tinh thần làm việc và trách nhiệm nghệ sĩ của Vũ Bình Lục đối với các bậc tiền nhân. Ngày nay, ngoại trừ những nhà nghiên cứu tên tuổi, được ưu tiên nhận hợp đồng Đề án khoa học với nguồn tài trợ lớn, các nhà thơ, ít ai dám đi giật lùi về quá khứ, đào bới lịch sử, rũ bụi thời gian dựng lại chân dung các nhà thơ Trung đại, đem lại cho chúng ta một vẻ đẹp lung linh của mỹ học Thiền.
Chúng tôi xin miễn đi sâu vào hoàn cảnh xã hội, tâm thức dân tộc cũng như tiểu sử từng tác giả. Những vấn đề này đã được khá nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn học, lịch sử Phật giáo, lịch sử tư tưởng làm rõ bởi hàng loạt công trình biên khảo từ cả trăm năm qua. Hơn thế nữa, cũng trong tập sách này, Vũ Bình Lục đã dành đến 22 trang phân tích về hoàn cảnh thời đại, cùng những nét đặc thù của Phật giáo Đại Việt chi phối tư tưởng thẩm mỹ của các nhà thơ - thiền sư trên cơ sở những tác phẩm tiêu biểu xuyên suốt bốn thế kỷ.

Quân đông, tướng nhiều, sao khó bắt tham nhũng?


Quân đông, tướng nhiều, sao khó bắt tham nhũng?

Lê Kiên – Báo Tuổi Trẻ


Lâu lâu đọc được một bài báo “lề chính thống” đi đến gần sự thật như thế này cũng mừng. Thích câu vặn hỏi Thứ trưởng Công an của ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội: “Tội phạm về an ninh quốc gia rất tinh vi, phức tạp, có tổ chức mà các đồng chí vẫn khám phá ngon lành. Vậy tại sao các đồng chí cứ nói tội tham nhũng tinh vi, ẩn nên khó phát hiện? Cứ thử bí mật đặt camera ở các khu vực có cảnh sát giao thông, thử đến các nơi phụ huynh xin học cho con vào trường điểm xem nó có ẩn hay không?” và lời bình của bà Trần Thị Quốc Khánh - ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường: “Đảng và Nhà nước rất coi trọng công an, chế độ chính sách cho lực lượng này ngày càng ưu đãi. Các đồng chí có nhiều tướng hơn, con em các đồng chí cũng được quan tâm hơn. Nhưng các đồng chí đã hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước chưa? Công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ đã được chú trọng chưa?”
Tuy nhiên vị Ủy viên Ban Tư pháp Đỗ Văn Đương còn đi đến gần sự thật hơn nữa, khi phát biểu rất chí tình: “Tôi cho rằng nguyên nhân lớn nhất là các đồng chí đứng trước tiền và quyền. Thông cảm với các đồng chí, bởi một bản báo cáo kết luận thanh tra, kiểm toán, điều tra phải gửi đủ mọi nơi, xin nhiều ý kiến”.
Tội phạm an ninh quốc gia (chủ yếu là người bất đồng chính kiến, người hăng hái chống Trung Quốc xâm lược) thì làm gì có “tiền và quyền”, nên bắt dễ ợt, nhỉ? Còn tội phạm tham nhũng, liệu có tiền nhiều hơn, quyền to hơn Công an?
BVN
TT - Đó là câu hỏi lớn nhất được đặt ra tại phiên họp đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp ngày 29-8 về “việc chấp hành pháp luật trong xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ”.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Đảng ta hơn ở chỗ vẫn còn nhiều người tốt?


    Đảng ta hơn ở chỗ vẫn còn nhiều người tốt?

Blogger Gò Cỏ May


Dạo này nhận job (việc) mới, bận tối ngày. Nên cũng có phần sao nhãng việc đàn sáo (gõ phím). Nhưng hôm nay, tình cờ vào Quê Choa đọc được Chuyện mấy cái phong bì  của Phan Chi khiến mình lại tủm tỉm cười và có hứng loạn bàn chút cho đỡ “nhạt miệng” (chữ của NQL). Chứ cái thá vô công dồi nghề như mình, hơi đâu mà mua dây buộc cho nhọc lòng…
1- Thời còn ở làng, hàng năm cứ đến lễ Hội chùa Thày (7/3 âm lịch) là mình hay cơm nắm muối vừng theo các anh chị đi trẩy hội. Nhớ dạo đó tinh đi bộ chứ làm gì đã có đủ xe đạp mỗi người một chiếc mà đi. Từ nhà đến núi Thày, đi tắt qua bãi Giá cũng phải tới mươi cây số. Nhưng cứ nghĩ tới cảnh được trèo lên các tảng đá tai mèo chênh vênh mà ngắm xuống khung cảnh chùa chiền, làng mạc và cánh đồng bên dưới là lòng mọi người lại háo hức một cách lạ kỳ. Không biết nhà thơ nổi tiếng xứ Đoài - Quang Dũng (quê Đan Phượng) thời ở làng có giống tâm trạng của tôi không? Nhưng khi đọc tới cái câu “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng” trong tuyệt phẩm nổi tiếng Đôi mắt người Sơn Tây thì tôi tin cái đẹp hoang sơ của tuổi ấu thơ ở một vùng đầy ca dao cổ tích như xứ Đoài, người nào kinh qua chả cảm nhận được.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Không thể tuyên truyền cho Điện Hạt nhân bằng cách “mà mắt” đồng bào dân tộc như thế này!


Không thể tuyên truyền cho Điện Hạt nhân bằng cách “mà mắt” đồng bào dân tộc như thế này!

Thục Quyên (SAVEVIETNAM’S NATURE)

Đọc bài bài "Nâng cao nhận thức của người dân về phát triển điện hạt nhân" của diễn đàn Nangluongvietnam đăng ngày 24/08/2013
http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/nang-cao-nhan-thuc-cua-nguoi-dan-ve-phat-trien-dien-hat-nhan.html và được các báo VN phổ biến hoặc đưa tin, tôi thấy mình có bổn phận lên tiếng phản đối lập tức việc làm hết sức sai trái, phản khoa học, của những người tuyên truyền cho sự an toàn của Dự án Điện Ninh Thuận như thế này: “Để những người có uy tín trong đồng bào dân tộc hiểu rõ hơn về điện hạt nhân, trong 2 ngày 23 - 24/8, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cho 130 đại biểu - những người có uy tín của cộng đồng 35 dân tộc anh em trong 125 thôn của tỉnh Ninh Thuận đến thăm lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.”

Văn học Việt Nam : tứ bề thọ địch


      Văn học Việt Nam : tứ bề thọ địch 

Mặc Lâm

Chiếc xe văn học vốn đã nhẹ tênh nay bị vứt xuống đất những tác phẩm mang tính văn học, trong đó có "Đại Gia", đìều này cảnh báo rằng độc giả, khách đón xe cũng sẽ chọn một thái độ khác cho nhu cầu đọc sách của họ: đón chiếc xe văn học trên mạng Internet, nơi mà cánh tay cầm búa của Cục Xuất bản sẽ khó mà gõ được tiếng động có tên “nhạy cảm, cường điệu, chủ quan và không có lợi”.
Hành xử vô pháp luật
Trong khi câu chuyện luận văn của Nhã Thuyên vẫn còn âm ỉ trên cả hai lề báo chính thống và mạng xã hội thì vụ cấm cuốn tiều thuyết "Đại Gia" của nhà văn Thiên Sơn như một gáo dầu tạt vào đám lửa đang cháy. Rất nhiều câu hỏi đặt ra trước động thái này của Cục Xuất bản, nơi đang chứng tỏ sức mạnh tuyệt đối của mình trong việc sinh sát các tác phẩm được ấp ủ và cưu mang của nhiều nhà văn mà ý tuởng của họ là cố tìm cho ra cái mới, cái khác lạ để đóng góp vào dòng văn học nước nhà.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Trước nhu cầu lớn này, tôi chỉ biết học hỏi ý chí của loài Kiến.


Trước nhu cầu lớn này, tôi chỉ biết học hỏi ý chí của loài Kiến.

Phóng viên Kiều Oanh (VTC10) phỏng vấn Nhà văn Thế DũngGiám đốc NXB VIPEN (www.vipen.de) tại CHB Đức (dành cho Chuyên mục Người Việt ở năm châu)


Lý do tại sao ông thành lập nhà xuất bản VIPEN?
Trước hết là vì tôi hy vọng qua những cuốn sách người Đức và người Việt sẽ dần dà thấu hiểu nhau một cách sâu sa hơn. Và cũng bởi vì đã và đang xuất hiện nhiều cây bút viết văn làm thơ trong cộng đồng người Việt ở Đức và Châu Âu. Ngẫm lại, sự xuất hiện của VIPEN giống như một tiên cảm, một nhu cầu  giao lưu văn hóa  của người Việt ở Đức, trước tiên là nhu cầu là nguyện vọng của cá nhân tôi, sau đó là của bạn tôi- Tiến sĩ Peter Knost.
Ông đã truyền bá, giới thiệu văn học Việt Nam cho các thế hệ thứ 2, thứ 3 ở  Đức như thế nào?
Trong việc này, VIPEN - một nhà xuất bản tư nhân bé nhỏ chỉ mới làm được vô cùng ít ỏi nếu như không nói là hầu như chưa làm được gì đáng kể.
Hiên tại, ông đang có dự án dịch những cuốn sách tiếng Việt sang tiếng Đức để giới thiệu văn chương Việt Nam với bạn bè Đức. Ông có thể giới thiệu qua về dự án này của ông?
- Đây là dự án nhiều tham vọng và khó thực hiện nhất. Vì chúng tôi thiếu một lực lượng cộng tác viên là những dịch giả văn chương chuyên nghiệp dịch trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Đức. Tôi đã có dịp trình bày về nan đề này trong một tham luận tại Hội nghị Giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài ở Hà Nội vào hồi tháng 01 năm 2010. Hy vọng  các dịch giả người Đức gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 sẽ làm nên nhiều chuyện trong dự án này.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Nhân vụ luận văn của Nhã Thuyên, thử bàn một chút về sự tương tác giữa chính trị và khoa học


Nhân vụ luận văn của Nhã Thuyên, thử bàn một chút về sự tương tác giữa chính trị và khoa học

Nguyễn Thế Duyên


Điều trước tiên phải nói ngay là tôi  không thích  mà thậm chí còn rất dị ứng với thơ của nhóm mở miệng. Với tôi đấy không phải là thơ và nó không đáng để cho ta phải phí thời gian và công sức để đọc nó.
Nhưng!
Cho dù là  không thích, tôi vẫn cứ phải thừa nhận rằng : “Nhóm mở miệng đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ còn tồn tại cho đến khi nào những nguyên nhân tạo ra nó mất đi, bất chấp sự phản ứng gay gắt của một bộ phận khá đông đảo người đọc. Thậm chí bất chấp cả sự truy bức của chính quyền” Và còn một điều này nữa : Số người theo phong cách của nhóm mở miệng đang gia tăng từng ngày.
Tại sao vậy?  Câu hỏi này dành cho những nhà khoa học về xã hội và nhân văn và có một người có lẽ đã trả lời được một phần của câu hỏi này . Đó chính là Nhã Thuyên. Tại sao tôi lại nói là có lẽ ? Vì rằng mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng tôi vẫn không sao có được bản luận văn về nhóm “Mở miệng” khi tra nó trên google. Tôi chỉ biết nội dung của nó  qua nhưng bài viết phê phán cũng như bảo vệ luận văn này.
Cũng cần phải nói ngay rằng : “ Bản luận văn này không phải là một tác phẩm văn học. Nó là một công trình nghiên cứu khoa học”.
Nhiệm vụ của khoa học là gì? Nhiệm vụ của khoa học là  nghiên cứu các quy luật vận động của vật chất (Đối với khoa học tự nhiên) và quy luật vận động của xã hội( Đối với khoa học xã hội và nhân văn) . Những quy luật vận động này là một tồn tại khách quan nằm ngoài ý chí của con người. Nó đã nằm ngoài ý chí của con người thì làm sao có cái khoa học “Nằm trong chính trị” như  một số ngài Giáo sư đã lớn tiếng dạy dỗ trong các bài phê phán luận văn này được? Đọc những lời của các vị tiến sỹ ấy tôi lại nhớ đến phiên tòa xử án của giáo hội thời trung cổ khi buộc Ga li lê phải thừa nhận mặt trời quay quanh trái đất . Một phiên tòa điển hình cho cái gọi là “Khoa học nằm trong chính trị”.

Tường thuật trực tiếp từ trước cổng Tòa án tỉnh Long An


Tường thuật trực tiếp từ trước cổng Tòa án tỉnh Long An

Đăng bởi lúc 


VRNs (16.08.2013) - Long An - Phiên tòa phúc thẩm xét xử 2 sinh viên yêu nước kết thúc lúc 16g15 với kết quả: Đinh Nguyên Kha bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản thúc. Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù treo và 3 năm quản thúc.
Gia đình bà Nguyễn Thị Nhung đang chờ làm thủ tục đón con gái về nhà.


Những người tham gia phiên tòa biểu tình đòi thả 2 sinh viên yêu nước.
12:55: Cha Đinh Hữu Thoại cho biết: “Giờ nghỉ trưa mọi người di chuyển về Siêu thị nghỉ ngơi và ăn trưa. An ninh bám theo rất đông ở khu vực siêu thị. Một số an ninh báo với bảo vệ siêu thị không cho nhóm người tham dự phiên toà vào siêu thị vì đây là những người biểu tình. Tuy nhiên chúng tôi vẫn vào được siêu thị bình thường. Hiện nay anh Nguyễn Viện, chị Trần Thị Nga đã ra khỏi nơi giam giữ. Chị Nga cho biết bị an ninh đánh đập trong trụ sở công an phường”.
Hai luật sư Nguyễn Thành Lương và Hà Huy Sơn cùng đến thăm thân nhân hai sinh viên và những người yêu mến hai em.
Như vậy, phiên toà sáng nay hoàn toàn do toà án độc diễn từ đầu đến cuối.

Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo


Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo

Cập nhật: 13:03 GMT - thứ sáu, 16 tháng 8, 2013
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được gia đình và bạn bè đón về nhà

Vì sao Hiến pháp mới (TQ) loại bỏ sự lãnh đạo của đảng?


Vì sao Hiến pháp mới (TQ) loại bỏ sự lãnh đạo của đảng?

Tác giả: Thảo căn Văn trích

Tạp chí Viêm hoàng xuân thu số 8 năm 2011, từ trang 6 đến trang 9, đăng tải bài viết của Cao Khải tiên sinh, nguyên Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu Ủy ban Pháp chế thuộc Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) về những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 1982 (Từ nay gọi là Cao Văn). Bài viết khiến cho chúng ta hiểu rõ, Hiến pháp mới vì sao không ghi Nước CHNDTH do đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo. Việc làm đẩu tiên của vị cựu Chủ nhiệm này là phân tích mối quan hệ giữa đảng và nhà nước, vốn trước đây chưa bao giờ được phân biệt rành mạch. Vì vậy, Hiến pháp trước năm 1982 gọi là Hiến pháp cũ, còn Hiến pháp đã sửa đổi vào năm 1982 gọi là Hiến pháp mới.
Tuy nhiên, sự khác biệt chủ yếu giữa hai bản hiến pháp, cho đến nay, không ít người vẫn còn hiểu rất mơ hồ. Trái lại, vẫn còn một số đối tượng, trước đây từng giành được quyền lực trong hệ thống chính trị độc tài, bằng mọi thủ đoạn tinh vi, ngoài miệng thì nói tán thành, nhưng trong lòng lại ngấm ngầm phản đối, cho dù nó đã có hiệu lực thi hành. Họ cố tình bám vào thứ hiến pháp đã bị phế bỏ, chọn ra những câu chữ sai lầm, rồi cho rằng đó mới là pháp luật chính danh, đồng thời ra sức tuyên truyền Hiến pháp mới nhượng bộ những “hồn ma phái cực tả” để cho chúng tiếp tục hoạt động.
Hiến pháp cũ nói rằng: Nước CHNDTH do đảng Cộng sản lãnh đạo là xuất phát từ ý nguyện tình cảm của chúng ta. Nhưng cứ theo lý lẽ mà nói, thì hiển nhiên đây là một sai lầm thô bạo, bởi sự thật là nó được áp đặt trắng trợn, bất cứ người dân nào cũng không tự nguyện chấp nhận nhưng đều không dám nói ra.
Tại Hội nghị lần thứ 3, Đại hội XI, với chủ trương thanh toán triệt để tàn dư những sai lầm  trong Cách mạng văn hóa (Văn cách), đã làm dấy lên toàn diện việc nhận thức một cách có hệ thống. Hội nghị đề cao nhận thức của mọi người đối với việc sửa đổi hiến pháp, từ đó, xã hội Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Cờ đỏ và nhân cách thời nay


Cờ đỏ và nhân cách thời nay

Đỗ Trường
(CHLB Đức)

S
ống ở nước ngoài đã lâu, tôi ít có điều kiện về thăm quê, nên một số từ ngữ tiếng Việt không hay dùng, đôi lúc cũng quên quên, nhớ nhớ. Ấy vậy mà nhìn thấy màu đỏ, hay nghe ai đó nhắc đến từ đỏ, cờ đỏ, đội cờ đỏ là tôi giật mình thon thót. Có lẽ, ai có những giây phút ám ảnh này, mới hiểu, thông cảm cho Phù Thăng và thấy được cái hay, đồng cảm với truyện ngắn Hạt Thóc của ông.
Thế hệ chúng tôi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, chắc chắn không ai có thể quên nhiệm vụ đội cờ đỏ, được làm quen ngay từ ngày đầu đến lớp(vỡ lòng). Đội cờ đỏ của lớp, của trường do tuyển chọn, hoặc phân công từng tổ thay nhau làm trong tuần. Đội này, được phát băng đỏ đeo trên tay. Nhiệm vụ chính giám sát hành vi của các bạn cùng lớp, cùng trường, báo cáo lại thày cô giáo chủ nhiệm, hoặc ban giám hiệu chấm điểm thi đua. Nó là cơ sở để thày cô, ghi hạnh kiểm vào học bạ cuối năm.
Hồi học lớp hai, lớp ba gì đó, tôi cũng được phân công làm cờ đỏ một tuần. Công việc của tôi, giữ trật tự cho việc chào cờ đầu tuần và có quyền cho tổ, bàn nào ra khỏi lớp trước, khi tan học. Thường tổ nào trật tự, chăm chỉ học tập, cờ đỏ cho ra cho ra đầu tiên, còn lại tổ nghịch ngợm, điểm kém ra sau cùng. Ngay buổi sáng nhận băng đỏ, mấy thằng ngồi cuối lớp, nghịch và lười học, nhưng lại con nhà giầu, rủng rỉnh tiền ăn quà sáng, dúi ngay vào tay tôi gói xôi nóng hổi, bảo: Hôm nay, mày phải cho tổ tao ra đầu tiên đấy!
Đang đói vàng cả mắt, mùi của hương nếp đập thẳng vào mũi. Có là thánh cũng chẳng cưỡng lại được, tôi đút tọt gói xôi vào cặp. Cả giờ học đầu tiên, rình khi cô giáo quay mặt lên bảng, tôi lại gục mặt xuống bàn, véo, vặt, giải quyết nhanh gọn gói xôi, chẳng còn một chút tâm trí nào cho bài học. Hết buổi học, sau khi hô cả lớp đứng nghiêm chào cô giáo, tôi cho tổ mấy thằng hối lộ quà sáng, ra đầu tiên. Tất nhiên có gặp sự eo xèo của các tổ khác, nhưng với tôi lúc này, tiếng nói phản đối đó, làm sao giá trị bằng gói xôi nóng hổi kia.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Chính trị hóa khoa học & văn học để “đánh” luận án thạc sĩ của Nhã Thuyên là việc làm không chính danh, không đàng hoàn, không tử tế, trái với chủ nghĩa Marx


Chính trị hóa khoa học & văn học để “đánh” luận án thạc sĩ của Nhã Thuyên là việc làm không chính danh, không đàng hoàn, không tử tế, trái với chủ nghĩa Marx

Trần Mạnh Hảo

Thạc sĩ Đỗ Thị Thoan

Thạc sĩ văn học Đỗ Thị Thoan ( bút danh Nhã Thuyên), sinh năm 1986, từng là giảng viên khoa văn trường đại học sư phạm Hà Nội ( mới bị đuổi việc) đang cực kỳ nổi tiềng với luận văn thạc sĩ :Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa do PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng dẫn” đã được hội đồng các giáo sư phản biện cho điểm tuyệt đối 10/10 vào tháng 11-2010; sau ba năm, nay nhờ nhà phê bình văn học Chu Giang ( Nguyễn Văn Lưu) và GS. Phong Lê và ngót một trăm bài “đánh” khác trên các báo “ lề phải” …mà Nhã Thuyên đường đường chính chính bước vào lịch sử văn học, một mình làm thành hiện tượng kỳ vĩ ngang ngửa với vụ án “ Nhân Văn giai phẩm” ngày xưa.
Trong “ Hội nghị lý luận phê bình lần thứ 3 của Hội nhà văn VN “ ngày 05/6/2013, nhà phê bình văn học Chu Giang & GS. Phong Lê đã lên diễn đàn tố cáo luận văn thạc sĩ trên của Nhã Thuyên là phản động chống đảng, muốn lật đổ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản, rằng khoa văn trường đại học sư phạm Hà Nội là một ổ phản động; tiếp đến báo “Văn Nghệ TP HCM” ngày 13/6/2013 in bài đầu tiên của ông Chu Giang ( Nguyễn Văn Lưu) bắn phát đại bác mở màn cho đại chiến dịch tấn công của chế độ đương thời vào thành lũy của đế quốc Nhã Thuyên có tên : Vấn đề ở khoa văn đại học sư phạm Hà Nội – Một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối ( hai số sau của báo này, ông Chu Giang lại in tiếp hai bài đánh vu hồi khác vào bản luận văn trên : Văn sư tử và văn cầy cáo, không thầy đố mày làm nên) đã mở đầu một chiến dịch Điện Biên Phủ trên giấy và trên Internet đánh vào  tên đế quốc Mỹ bé xíu Nhã Thuyên của các báo chính thống hùng mạnh nhất nước : Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công an nhân dân, tạp chí Cộng Sản, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Công an TP. HCM, Công an thủ đô, báo Thanh Tra, Văn Nghệ, Văn Nghệ quân đội, Văn Nghệ Trẻ, Hồn Việt, Đài tiếng nói Việt Nam, báo mạng Vietnamnet, VNexpress, mạng Dân Trí, cùng hàng trăm mạng chính thống khác, thì hiện tượng Nhã Thuyên không còn nằm trên bình diện quốc gia mà đã loang ra thành bình diện quốc tế.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Thơ dở, văn dở…đang đắt giá


Thơ dở, văn dở…đang đắt giá

Trần Mạnh Hảo

Kẻ viết bài này đã có hơn 50 năm kinh nghiệm làm thơ dở, nên gã có một giác quan khá nhậy bén khi phát hiện ra thơ dở trong các cuộc thi thơ hoặc trong các giải thưởng văn học tầm quốc gia đến các giải thưởng thơ ca làng xã. Hơn 50 năm trước, gã đã từng được in thơ trên khá nhiều báo ( tất nhiên là báo quốc doanh), nhất là báo tỉnh ( Nam Định) của gã. Khá nhiều bài thơ của gã sến và sáo mòn như thế này, trích trong bài “Mùa vải” :

Quả vải như trái tim
Hồng tươi khi hè đến
Tiến con tu hú chìm
Vào mùa hè thương mến

Thơ của chính gã mà giờ đọc lại, gã còn ngượng lắm.  Nhưng hơn 50 năm trước, phỏng có kẻ nào liều mạng uống mật gấu chê bài thơ rất “hồng tươi”, rất “thương mến” này của gã là dở và sáo, xin có giời làm chứng, gã sẽ thù kẻ đó suốt đời. Xem ra, những nhà thơ được giải thưởng các cuộc thi thơ, hoặc trong các mùa xét giải thưởng thơ thường niên của hội này tỉnh nọ bị gã chê dở, chắc sẽ thù gã đến muôn đời muôn kiếp không tan. Và giờ đây, ngót 70 tuổi, gã đã sản xuất ra một sự nghiệp thơ mà những bài thơ dở ( dở một cách gan ruột) đếm hoài không xuể.

Đám mổ bò

 Đám mổ bò

Phạm Lưu Vũ

Truyện của PLV đã được giới thiệu trên forum 4 ngày sau khi anh viết xong, vì nhiều lý do đã treo forum, nay xin đưa lại, một truyện ngắn đáng đọc. VCV

Đúng cái xóc thứ tám mươi mốt, lão Sướng choàng tỉnh. Nằm trong xe, lão với tay vớ sợi dây thừng, giật mũi cho con bò dừng lại rồi trèo xuống khỏi thùng xe. Lão dắt con bò cùng chiếc xe tới một gốc cây bên kia đường, cột lại tử tế, đoạn bước sang quán mụ cả Nẫm, hỏi mua gói thuốc lào.
Mặt trời đã lên nửa con sào, dân làng đi làm đồng hết, tưởng trong quán không có ai. Té ra có cả mấy người đang ngồi lố nhố trên chiếc phản kê phía trong quán. Lão Sướng hơi giật mình nhận ra những gương mặt quen thuộc, vội cất tiếng: “chào các ông ạ”. Người ngồi trong cùng, dựa lưng vào tường, quay mặt ra phía ngoài là Tưởng – Bí thư. Hai bên là Dần, Chấn – trưởng, phó công an xã. Chấn còn là cháu họ của lão, gọi lão bằng chú. Một người ngồi quay lưng ra cửa quán, không cần nhìn mặt, lão Sướng cũng nhận ra đó là Lý – chủ tịch. Bốn người không ai để ý đến lão. Hình như họ đang mải đang chơi bài.