Nhãn

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Đến mùa kết nạp hội viên mới.

      Đến mùa kết nạp hội viên mới.

Huỳnh Đông Dụ

Chuẩn bị đến mùa kết nạp Hội viên mới và mùa giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Dụ tôi, là một hội viên mới kết nạp được vài năm nay xin hiến các bạn đang có đơn đứng ở cổng Hội Nhà văn kinh nghiệm của bản thân mình. Tôi cho rằng đây là kinh nghiệm xương máu, mà suốt bao nhiêu năm chờ chực, cuối cùng tôi mới học được và thành công.Khi thành công rồi, tôi mới hiểu câu mà một quan chức Hội Nhà văn nói với tôi trước đây: “ Vào Hội Nhà văn khó thì rất khó và dễ thị lại cũng rất dễ”. Tôi đi vào vấn đề luôn.
3 Điều kiện:
- In hai tập sách ( Nếu là văn vần thì đề là thơ. Nếu là văn xuôi thì không cần đề gì cả. Giống như trường hợp của nhà báo Xuân Ba).
- Điều tra để biết rõ tên tuổi, địa chỉ của 16 Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn và 9 uỷ viên trong Hội đồng ( Hội đồng mà mình xin vào: thơ, văn xuôi, hoặc lý luận phê bình ).
- Chuẩn bị một số kinh phí.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

VTV vạch mặt thất đức của các “nhà ngoại cảm”

VTV vạch mặt thất đức của các “nhà ngoại cảm”

bà Phan Thị Bích Hằng
Hàng loạt các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ gian trá do các “nhà ngoại cảm” mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá… Tỉ lệ chính xác được kết luận bằng 0 kể cả bà Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái …
Thượng tá Nguyễn Lê Cát, Trưởng khoa xét nghiệm Viện Pháp y Quân đội sẽ cho chúng ta thấy bộ mặt thất đức của các “nhà ngoại cảm”:
Để hiểu sự thật mời các bạn xem video clip trên VTV để biết, nhiều khi niềm tin của các gia đình liệt sĩ bị xúc phạm như thế nào:
Một vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ đau xót nhất diễn ra vào tháng 9 năm 2009. Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng. Đồng chí hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp. Sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.

Dương Kỳ Anh phù thủy bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận – ô danh muôn đời.

Dương Kỳ Anh phù thủy bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận – ô danh muôn đời.

Đỗ Hoàng (Theo vannghecuocsong.com)

Trong cuộc Hội thảo khoa học “ Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử
tháng 8 năm 2012” do Hội Nhà văn ViệtNam chủ trương, Tạp chí Nhà văn tổ chức, tôi được phân công việc đón tiếp khách khứa. Hội thảo định 9 giờ khai mạc, nhưng ví chờ nhà thơ Hữu Thỉnh nên gần 10 giờ mới tiến hành. ( Hội thảo thơ các tác giả, Hữu Thỉnh rất ít  khi đến kể cả Vũ Quần Phương, bạn Hữu Thỉnh nhưng Hoàng Quang Thuận vô danh tiểu tốt thì Hữu Thỉnh đến (!)).
Tôi đứng ở cửa hội trường Hội Nhà văn thấy Hữu Thỉnh bước lên không chào ai cả, mắt him him nghiêng ngó, bỏ qua các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đứng quanh đó, bước nhanh đến chỗ Hoàng Quang Thuận ra vẻ thân thiết, vồn vả, tay đập đập vào vai Thuận và nói câu nói cửa miệng muôn thuở của Hữu Thỉnh:
-   Thật tuyệt vời, tuyệt vời!
Lúc này tôi mới biết người mặc com lê màu xi nhạt, dáng tầm thước vừa đang cáu ghắt những người xếp bàn ghế sai ý ông ta là Hoàng Quang Thuận. Hoàng Quang Thuận ngoài đời trông ánh mắt nét mặt gian manh chứ không phải béo tốt đầy đặn như mặt Phật trong ảnh ở các tập thơ (Gã lừa thiện tâm độc giả). Sau Hữu Thỉnh là Hữu Ước, ông ta vợ mới chết chưa quá 49 ngày mà vẫn đeo lon trung tướng đỏ lòm trên vai áo dáng rất điệu rất cu -lít, khệnh khạng bước lên lầu hội trường. Đúng là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”!
Do mối quan hệ riêng của mình, Hoàng Quang Thuận mời được nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Chiến Thắng, các nhà dịch giả, nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Văn Dân đen như Hắc Toàn Phong Lý Quỳ lúc đó phụ trách tạp chí Văn học nước ngoài, Trần Nhuận Minh từ Quảng Ninh lặn lội lên – nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Ninh, người giới thiệu thứ nhất Hoàng Quang Thuận vào Hội Nhà văn Việt Nam, Dương Kỳ Anh, nguyên Tổng biên tập báo Tiền phong, Nguyễn Hữu Sơn, Vện phó viện Văn học…

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Giáo sư Huệ Chi “đạo văn” hay là nhà phê bình Nguyễn Hòa vu khống học thuật? (Phần I)



Giáo sư Huệ Chi “đạo văn” hay là nhà phê bình Nguyễn Hòa vu khống?

            Đặng Văn Sinh

Vẫn biết, với những ai không cùng chung một mặt bằng trong đối thoại, thì nhiều khi lên tiếng chất vấn, công kích người khác lại trở thành độc thoại, và người bị công kích mà không trả lời có thể càng thêm uy tín; nhưng sự im lặng của GS Nguyễn Huệ Chi trước những câu hỏi có vẻ thách thức của ông Nguyễn Hòa khiến chúng tôi, một người từ lâu có dõi theo con đường học thuật và hoạt động xã hội của GS Huệ Chi mà không có hân hạnh quen ông, từ chỗ tò mò đến băn khoăn tìm hiểu, và thấy đã đến lúc phải lên tiếng với công luận một đôi điều. Bài viết của chúng tôi gồm hai phần, nhằm giải đáp hai câu hỏi trong số ba câu của ông Hòa, còn câu cuối, ông mượn lại lời GS Nguyễn Đình Chú (một người thầy đáng kính), vì không phải là người trong cuộc, xin nhường cho người khác có đủ thẩm quyền hơn mình, bởi xét ra, câu hỏi ấy hẳn liên quan đến nội tình lịch sử một thời kỳ dài của Viện Văn học.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Vũ Kiều Trinh: Kẻ cắp Siêu Thị...

Vũ Kiều Trinh: Kẻ cắp Siêu Thị...

Trần Đức Thắng

  Vũ Kiều Trinh: Kẻ cắp Siêu Thị ở Thụy Điển, Anh Quốc, lại là người nói về Văn hóa dân tộc của Đài VTV
 
Mỗi lần xem chương trình "Văn hóa dân tộc", của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái nguyên Uỷ viên trung ương đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến. Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự .
Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Tập đoàn điện lực Việt Nam: Độc quyền – đặc lợi – tội đồ

Tập đoàn điện lực Việt Nam: Độc quyền – đặc lợi – tội đồ
Phạm Chí Dũng
EVN Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất về việc người ta đã mượn dĩ vãng kinh tế chỉ huy để trục lợi như thế nào. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở nên có ý nghĩa hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Bù lỗ vào dân!
Tháng 10/2013. Tròn hai năm từ thời điểm nhiều khuất tất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lần đầu tiên được lôi ra ánh sáng. Một lần nữa, báo chí trong nước phải dùng đến từ “phẫn nộ” đối với điều bị xem là tội ác của một tập đoàn luôn được chở che bởi cơ chế đặc quyền đặc lợi.
Hai năm trước, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa: những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN và Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã tạo thành cặp song sinh có chung hậu môn. Hàng loạt chiến dịch đầu tư trái ngành của các tập đoàn này vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 40.000 tỷ đồng.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh bỉ?

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh bỉ?
Khánh Hưng

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.


Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Đọc “Dưới bóng đa chùa Viên Giác” như có nhạc và thơ trong văn xuôi Trần Trung Đạo

Đọc “Dưới bóng đa chùa Viên Giác” như có nhạc và thơ trong văn xuôi Trần Trung Đạo
Đỗ Trường
Trong một bài viết gần đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức cho rằng, Nguyễn Hưng Quốc, Đỗ Hoàng, Trần Mạnh Hảo là ba cây bút nặng vốn nhất Việt Nam hiện nay. Tôi không thể phản đối đánh giá trên của ông. Nhưng tôi nghĩ, nếu như đọc và nghiên cứu Trần Trung Đạo, chắc chắn Nguyễn Hoàng Đức sẽ phải viết tiếp: Ngoài Nguyễn Hưng Quốc, Đỗ Hoàng, Trần Mạnh Hảo, chúng ta còn có một Trần Trung Đạo thơ, một Trần Trung Đạo văn, và cõng trên lưng cả mảng phê bình nghị luận xã hội.


Thật vậy, công việc chủ yếu của một kỹ sư điện toán đã vắt kiệt sức, nhưng với Trần Trung Đạo, thơ văn, nghiên cứu lại là hơi thở, là bữa ăn hàng ngày. Có thể nói, Trần Trung Đạo không sống bằng nghề viết, sự viết lách chỉ là giải tỏa cái đau và nỗi nhớ của người xa quê. Ông chỉ cầm bút, khi con tim chính mình rung lên, thôi thúc và mách bảo. Do vậy, thể loại nào, mảng nào, ông cũng để lại những tác phẩm đóng đinh vào lòng người. Và như một lần tôi đã viết:  Nếu không có biến cố 30-4-1975 và không có những con thuyền lá tre kia, cố lao đi để tìm sự sống thật mong manh, trong cái mênh mông của biển cả, giông tố của đất trời, thì chúng ta sẽ không có một nhà thơ đa tài Trần Trung Đạo hôm nay. Những cơn mưa nguồn, gió bể ấy là những nhát búa gõ vào hồn thơ anh, rồi như tiếng chuông ngân lên từ cõi lòng, vọng về bên kia bờ đại dương.

Tấm hình kỷ niệm

Tấm hình kỷ niệm

Hà Sĩ Phu

Nguyễn Huệ Chi - Hà Sĩ Phu trước Câu đối tặng Võ Đại tướng (10-10- 2012)

Nhân Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi xin gửi tặng trang Bô-xít tấm hình chụp tôi với GS Huệ Chi, với hai ly rượu, ngồi trước Câu đối tặng Võ Đại tướng, trước đây vửa tròn một năm.
Số là năm ngoái, ở tuổi 102 trên giường bệnh, tướng Giáp có thể ra đi bất cứ lúc nào. Tôi bàn với anh Huệ Chi, khi cụ Giáp mất tất nhiên ta phải có câu đối viếng, vì Đại tướng với ba bức thư phản đối chương trình khai thác Bô-xít chính là một cảm hứng quan trọng dẫn đến xuất hiện trang Bô-xít phản biện, dù sự nhìn nhận lịch sử có đa dạng và phức tạp đến đâu thì trong việc cụ thể này sự thực ấy vẫn được khẳng định.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Chữ “nhẫn” hay chữ “nhận”

                      Chữ “nhẫn” hay chữ “nhận”
                                                    Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
              Hoàng Minh Tường

          Sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi và đám tang của ông đã mấy ngày nay là đề tài bàn luận sôi nổi khắp cả nước. Các cựu chiến binh và người về hưu, những người từng có thời gian là “ lính Tướng Giáp” hoặc từng gặp gỡ Đại tướng,  càng có nhiều chuyện giãi bày.
          Ngẫm lại cuộc đời của Đại tướng, người ta bàn nhiều đến chữ “nhẫn”.
          - Ông sống được với các đồng chí của mình cho đến tuổi Trời 103 là nhờ ông biết thờ chữ “nhẫn”: kiên nhẫn, nhẫn nhịn, nhẫn nại, thậm chí nhẫn nhục.
          Mở đầu cuộc bàn luận trong  buổi thể dục sáng của các cụ về hưu trong khu dân cư của tôi, là chuyên đề về Tướng Giáp và chữ “nhẫn” .

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Tiểu thuyết Đại gia: Đại già, Đại giả



Phạm Thành

Cảm nhận, không phải phê bình văn học, khi đọc tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn.
Phạm Thành

Chân dung Phạm Thành


Ấy là cảm nhận của tôi khi cố gắng đọc hết tập 1 và lướt nhanh qua tập 2 tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn.
Tôi nói phải cố gắng vì tạng óc đọc của tôi không có “ngăn” nào đồng điệu với cách viết tiểu thuyết trong Đại gia của Thiên Sơn.
Tôi đã lay lứt cả tuần mới đọc hết tập 1, vì cứ đọc được vàì chục trang thì không thể đọc tiếp nổi nữa, đành quẳng đi.
Quảng đi rồi, lại  nghĩ “thiên hạ đang ì sèo, lại có lệnh cấm của Bộ Văn Thể Du, hẳn có điều gì đáng đọc?” nên đầu óc lại hiện lên quyết tâm “phải đọc cho kỳ hết”.

Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV?


TS Nguyễn Thị Từ Huy

Vẫn biết rằng những gì nói ra ở đây có thể chẳng ai nghe, có thể chẳng nhận được sự hồi đáp nào, mà có khi lại tự gây nguy hiểm cho bản thân, chuốc lấy sự thù ghét của đồng nghiệp. Nhưng đã cầm bút thì không làm khác được.
Mặt tích cực của vụ đàn áp luận văn về Mở Miệng là gì? Là người ta đã tìm thấy cái gì đó để đàn áp. Nghĩa là Đỗ Thị Thoan và Khoa Ngữ Văn ĐHSPHN đã làm ra và thông qua một sản phẩm khoa học khiến cho phái thủ cựu phải nổi giận. Hãy hình dung nếu cả một nền nghiên cứu mà chỉ có các sản phẩm làm hài lòng phái thủ cựu thì khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam sẽ bi đát đến mức nào.
Khoa Ngữ Văn ĐHSPHN, trong cả truyền thống của mình, là nơi đã nuôi dưỡng tinh thần tự do nghiên cứu, là nơi, dưới ảnh hưởng của những trí thức tây học, nho học và Nga học trực tiếp làm việc ở Khoa, trong một bối cảnh đầy khó khăn, vẫn lặng lẽ thực hiện một lề lối làm việc dân chủ, lặng lẽ giới thiệu các trường phái mới, các tư tưởng mới trên thế giới, lặng lẽ tìm lại các giá trị của văn học miền Nam trước 75, tìm đến với thành tựu của văn học Việt Nam hải ngoại, lặng lẽ đổi mới các hướng nghiên cứu và ủng hộ những khuynh hướng cách tân của các nghệ sĩ đương đại. Cần nói rằng, tuy không phải là tất cả nhưng nhiều giảng viên ở đó đã tạo ra những mạch ngầm cho nghiên cứu, âm thầm tưới tắm, truyền nhựa sống, tạo điều kiện cho những tiếng nói độc lập trong nghiên cứu văn học có thể hình thành. Nhã Thuyên là một trong số những tiếng nói đó.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu truyền thống đó có chấm dứt cùng với vụ việc của thạc sĩ Đỗ Thị Thoan? Liệu những người đang điều hành và đang làm việc tại Khoa Ngữ Văn hiện nay có giữ được truyền thống của các thế hệ đi trước họ ? Vụ đàn áp luận văn về Mở Miệng có thành công không ?
Trước hết, đến thời điểm chúng tôi viết bài này, có thể thấy là chiến dịch đàn áp đã đạt được những mục tiêu nhất định: tác giả luận văn bị cho thôi việc. Người hướng dẫn khoa học bị cách chức (thông tin này cho đến nay vẫn chưa được cải chính). Kết quả này chứng tỏ hai điều: phái bảo thủ vẫn đang rất mạnh; những người có xu hướng đổi mới (trong trường hợp cụ thể này) tuyệt đối chấp nhận hình phạt, hầu như không có phản ứng tự vệ, và rất ít người trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học ở đại học Việt Nam lên tiếng về vụ việc. Điều này phải chăng chứng tỏ rằng phái cấp tiến hiện đang rất yếu, cả về bản lĩnh xã hội lẫn về bản lĩnh khoa học? Sau vụ này, theo logic thuận chiều, giới đại học sẽ càng dè dặt hơn nữa, những người trẻ càng «thận trọng» hơn, có nghĩa là càng phục tùng hơn và càng đánh mất bản lĩnh hơn, càng dễ chấp nhận dừng lại ở những gì đảm bảo sự an toàn, càng tránh xa những gì bị coi là «nhạy cảm» (và như thế thì cái bị hủy diệt sẽ là khoa học). May ra thì mọi thứ diễn ra theo một logic ngược: đàn áp sẽ thúc đẩy phản kháng, nhưng cho đến nay, trong giới đại học chưa thấy có các dấu hiệu khả dĩ của logic ngược này.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Miên man chuyện lễ tang tướng Giáp

      
            Võ Văn Tạo
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013)

Gần 24 giờ sau khi đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng tại Quân y viện 108 (18h09 ngày 4-10-2013, theo Võ Hồng Nam - con trai út ông), rất nhiều lão thành cách mạng, cựu chiến binh, trí thức và người dân rốt cuộc cũng nhẹ nhõm. Cuối chiều 5-10, một số báo điện tử nhà nước đưa tin: Văn phòng TW ĐCSVN vừa ra thông báo, sẽ tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày 12&13-10.
Trừ những người có quan hệ thân thiết với gia đình và thư ký tướng Giáp, phần lớn người biết sớm tin ông từ trần nhờ các hãng thông tấn nước ngoài kịp thời đăng tải. Các báo quốc doanh, phần sợ bị “trên” quở phạt, buộc “bóc” xuống như vụ cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần (!), phần bị chỉ đạo chờ “nhạc trưởng” TTXVN (!) “vung đũa”, ít nhiều đều có phần chậm trễ. (Trừ Tuổi Trẻ và Thanh Niên là 2 tờ báo “quốc doanh” đã nhạy bén đưa tin ngay chiều muộn 4/6 – BVN)
Câu đối tiến sĩ Hà Sĩ Phu kính viếng đại tướng
Rất chuyên nghiệp, các hãng thông tấn nước ngoài hiểu, thông tin tướng Giáp, lẫy lừng danh tiếng thế giới, tạ thế ở tuổi ngoài bách niên, đặc biệt thu hút công chúng, không chỉ tại Việt Nam. Với báo giới, đó là sự kiện lớn, là tin “sốt”, đăng trước là thắng. Điều đó không phải nhận định chủ quan. Thực tế, hầu hết các báo, tạp chí lớn và có uy tín trên thế giới đều kịp thời đăng trên trang nhất, tin, bài, ảnh lớn nhân sự kiện tướng Giáp từ trần.