Nhãn

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

VỀ BÀI : Bốn "chuyện lạ" ở đât nước Nhật Bản

VỀ BÀI : Bốn "chuyện lạ" ở đât nước Nhật Bản

Trịnh Kim Thuấn

Đọc bài Bốn “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản, trong đầu nảy ra những ý nghĩ so sánh 4 chuyện lạ ở Nhật Bản với một vài chuyện ở Việt Nam, nhưng Việt Nam ta không xem đó là chuyện lạ mà là chuyện bình thường, rất bình thường .
1./ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Sẽ bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên bằng tư duy tiến sĩ!

Sẽ bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên bằng tư duy tiến sĩ!
Tiến sỹ Trần Đình Bá

Hội Kinh tế & Vận tải đường sắt Việt Nam - Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Sau đề xuất phá cầu Chương Dương gây sốc tới mức nguyên Phó Thủ Tướng Đồng Sĩ Nguyên phải lên tiếng ngăn chặn thì nay các Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lại đưa ra 3 phương án tháo dỡ cầu Long Biên. Giữa lúc giao thông nối hai bờ sông Hồng còn nan giải thì ý tưởng xóa sổ cầu Long Biên đưa ra lúc này thật lạc lõng vô cảm cần được xem xét cân nhắc một cách cẩn trọng.
Có một cây cầu đặc biệt như thế!
Cầu Long Biên bắc qua con sông rộng và hung dữ, đi qua ba thế kỷ đầy biến động với những cuộc đụng đầu lịch sử mang tầm thời đại. Việt Nam đang tự hào đã sở hữu một cây cầu đặc biệt nhất thế giới về giá trị vật thể, phi vật thể, và cả công năng sử dụng.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Kẻ bắn vào nhân dân

Kẻ bắn vào nhân dân

Trần Mạnh Hảo

Leo lẻo : “ Nhân Dân ta…”
Lại nhằm dân mà bắn
Máu của U-crai-na
Muôn đời truy tố hắn

Hắn – Ya-nu-ko-vich
Hậu duệ Xít-ta-lin
Coi dân là thù địch
Bắt dân làm con tin

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Từ Việt Nam đến Myanmar và độ trễ nhân quyền

Từ Việt Nam đến Myanmar và độ trễ nhân quyền

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam
Lãnh đạo đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi (T) trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Đức Joachim Gauck tại Naypyidaw hôm 10/2/2014. AFP photo
Ngay sau khi trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền liên hiệp quốc, giới lãnh đạo cầm quyền ở Việt Nam rất có thể đang phải chịu mối phân tâm giằng xé trong ý thích có nên thực hiện quyền con người hay không.
Ngã ba đường
Được xem là tâm điểm trong cả hai chính sách “xoay trục” của người Mỹ sang châu Á- Thái Bình Dương và của quốc gia “Mười sáu chữ vàng” đối với mục tiêu bất di bất dịch khống chế biển Đông, cánh cửa hoen gỉ của các nhà tù Việt Nam cũng đang rơi vào tâm thế vật lộn giữa đóng và mở.
Ngay trong kỳ họp kiểm điểm định kỳ phổ quát của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Việt Nam tại Geneva vào đầu tháng 2/2014, nhiều phái bộ ngoại giao các nước đã xoáy đậm vào chủ đề vẫn còn đến 150-200 tù nhân lương tâm bị giam cầm ở Việt Nam. Riêng với tính cách bộc trực không thèm che giấu của mình, người Mỹ còn thẳng thắn hơn: các tù nhân lương tâm phải được trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức, trong đó có bốn cái tên đang làm cho chính thể Hà Nội đau đầu nhất: Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Quốc Quân.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

răm năm ly hợp, cuốn sử biên niên về dòng họ Lê Khắc




Trăm năm ly hợp, cuốn sử biên niên về dòng họ Lê Khắc
         (Tham luận  đọc tại cuộc tọa đàm Trăm năm ly hợp - Lê Khắc gia phả chí do Câu lạc bộ văn chương Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sáng ngày 20 tháng 2 năm 2014 tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội)

Đặng Văn Sinh


N
ói một cách hình ảnh, “Trăm năm ly hợp”* là cuốn biên niên sử về một dòng họ nổi tiếng ở vùng đất Cố đô được viết một cách công phu dưới dạng văn chương. Những công trình biên khảo như thế này, trong mấy chục năm qua  gần như vắng bóng trên thị trường sách. Nguyên nhân vì sao thật ra không khó trả lời. Do bị ý thức hệ chi phối, một thời kỳ khá dài chủ thuyết chính thống chỉ chấp nhận loại hình văn học viết về Tổ quốc, về dân tộc theo khuynh hướng hiện thực của hệ mỹ học Xô viết. Những gì thuộc về gia đình, dòng họ,  nếu không mang yếu tố “Con người mới Xã hội chủ nghĩa” hiển nhiên bị xếp vào phạm trù “chủ nghĩa cá nhân”. Nhà văn không  có quyền lập ngôn, trước tác một cách tùy hứng.
Vì thế, có thể xem “Trăm năm ly hợp” là trường hợp hy hữu, lần đầu tiên, một cuốn sách viết về lai lịch dòng họ xuyên suốt chiều dài lịch sử cả trăm năm với bao nhiêu “tang thương ngẫu lục” cần được nghiên cứu chẳng những dưới góc độ khoa học mà còn phải xem xét dưới dạng văn học như là một hiện tượng.
Về bố cục, “Trăm năm ly hợp” được cấu trúc với 20 chương và một vĩ thanh. Các chương, nhìn chung đều được khai triển theo trình tự thời gian tuyến tính, tuy đôi lúc có sử dụng lối cắt đoạn, hồi tưởng nhưng nói chung vẫn  là phương pháp cổ điển, chính tắc, trong đó có những chương buồn thảm làm không ít người đọc xúc động, thậm chí rơi nước mắt. Cùng với thủ pháp diễn đạt ý tưởng theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, tiêu đề các chương cũng rất gây ấn tượng bằng một mệnh đề giầu chất thơ nhưng lại bao quát được toàn bộ  nội dung sẽ giải trình ngay sau đó: “Con đàn cháu đống tan tác ly hương” (Chương một), “Xương tàn vùi đất tổ” (Chương hai), “Oan hồn nguôi hận” (Chương ba), “Dấn thân” (Chương bốn), “Họa vô đơn chí” (Chương năm), ”Một người mẹ chưa được vinh phong” (Chương sáu), “Tích đức thanh liêm, nối dòng thuần hậu” (Chương bảy), “Từ sấm ngữ Trạng Trình tới thành ngữ Miền Bắc nhận hàng/ Miền Nam nhận họ” (Chương chín), “Thế hệ vàng trong lửa đỏ ly hợp” (Chương mười ba), “Văn Lương nhân từ noi Đức Tổ” (Chương mười bốn), “Đôi cánh thảo hiền từ bầu trời ngoại tộc” (Chương mười sáu), “Hai cô gái tộc Lê luân lạc” (Chương mười chín), “Nước về nguồn hòa hợp” (Chương hai mươi) v.v…
Đặng Văn Sinh và Trần Nhương tại cuộc tọa đàm

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Đức vua trầm tưởng


Đức vua trầm tưởng
Nguyễn Huệ Chi
Kỷ niệm 35 năm ngày 17-2-1979 tại Hà Nội













Lý Thái Tổ nhíu đôi mắt lo âu,
Nhìn dõi xuống chân mình... rõ ràng một lũ Tàu
bụng ưỡn ẹo, ngoáy mông, ca những lời nhí nhố:
 “Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha

VTC14_Ngăn chặn mối nguy từ bên kia biên giới

VTC14_Ngăn chặn mối nguy từ bên kia biên giới

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

35 NĂM ! HÃY NHẢY MÚA ĂN MỪNG...

35 NĂM ! HÃY NHẢY MÚA ĂN MỪNG...

Trần Mạnh Hảo

( TMH ứng tác ngay trên máy vi tính khi xem đoạn video cảnh công an bày đặt khiêu vũ trước tượng đài vua Lý Thái Tổ để át đi hình ảnh người biểu tình dâng hoa kỷ niệm ngày 60 vạn quân Trung Quốc tấn công dọc biên giới Việt Trung 35 năm trước làm sáu vạn chiến sĩ đồng bào ta hi sinh : đốt sạch, phá sạch, giết sạch làng mạc đô thị dọc biên giới Việt Trung)

Ngày 17-2-1979 tại biên giới Việt Trung
60 vạn Hoa quân nhập Việt
Ngày 16-2-2014 trước tượng đài vua Lý Thái Tổ - Hồ Gươm
Hàng trăm cặp đôi khiêu vũ ăn mừng

Nhà Sử học người Đức: Trung Quốc và Việt Nam – Quan hệ láng giềng đầy trắc trở

Nhà Sử học người Đức: Trung Quốc và Việt Nam – Quan hệ láng giềng đầy trắc trở
 Dr. Peter Knost 

  (NguoiViet.de) Tại cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Berlin ngày 9/7/2011, Tiến sĩ Sử học người Đức Peter Knost đã tự mình lên bục đọc một bài viết rất hay về quan hệ Việt Trung, đặc biệt là  cái nhìn của một nhà sử học người Đức về  nguyên nhân xung đột mới đây trên Biển Đông. 
NguoiViet.de trân trọng giới thiệu nguyên văn bài viết này và cả bản dịch ra Tiếng Việt do dịch giả Nguyễn Thế Tuyền (Chemnitz, CHLB Đức) chuyển ngữ.
Tiến sĩ Sử học Peter Knost đang phát biểu tại cuộc biểu tình chống TQ ngày 9/7/2011 tại Berlin

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Việt Nam kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc đại bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam




Việt Nam kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc đại bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Nguyễn Trọng Bình

Là người Việt dĩ nhiên là tôi rất tự hào về lịch sử  và “truyền thống chống giặc ngoại xâm” của dân tộc. Tuy vậy, thời gian gần đây mỗi khi nghĩ đến chuyện này tôi thấy có không ít băn khoăn.
1. Phải thừa nhận rằng, trong suốt chiều dài dựng nước của dân tộc ta thì việc phải đối phó với giặc ngoại xâm đến từ Trung Quốc là lâu dài và gian khổ nhất (1000 năm Bắc thuộc trước đó và gần nhất là cách đây tròn 35 năm, ngày 17/2/1079). Việt Nam cũng tiến hành chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và chỉ một lần. Không những thế, khi người Pháp, người Mỹ xâm lược Việt Nam, về mặt quân sự, chính trị tuy họ có gây ra những mất mác đau thương cho người Việt nhưng nếu nhìn ở phương diện văn hóa, tư tưởng, giáo dục thì người Pháp và người Mỹ đã có những đóng góp đáng kể giúp Việt Nam tiến bộ và văn minh hơn trước. Đặc biệt ít nhiều đã giúp Việt Nam đã thoát ra khỏi sự “nô lệ về tư tưởng” của người Trung Quốc. Còn với Trung Quốc, thời nào cũng vậy mỗi khi sang xâm lược Việt Nam họ không những tàn ác về mặt quân sự mà rất nham hiểm, thâm độc về mặt tư tưởng. Họ không chỉ thảm sát người Việt mà còn tìm mọi cách làm cho dân tộc ta đời đời không thể ngoi lên được để họ mãi “đè đầu cỡi cổ”. Lịch sử đã ghi nhận họ không chỉ bắt, giết nhân tài nước Việt mà còn đốt hết văn thư, sách vở của cha ông ta. Nham hiểm hơn họ còn tìm mọi cách để trấn yểm những nơi mà họ gọi là “long mạch” với ý nghĩ làm cho dân tộc Việt phải diệt vong... Cho nên, với tôi cách nói “truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta” phải chăng là cách nói mang hàm ý chống giặc ngoại xâm Trung Quốc là chủ yếu?

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Đọc thơ “Tam quốc”



Đọc thơ “Tam quốc”

Phạm xuân Trường

Đầu xuân “Tam quốc” đọc chơi
Cha con Đổng Trác dối trời mị dân
Chỉ vì “ba lạng phù vân”
Nghìn năm vết nhục vừa gần vừa xa
Điếm của con, vợ  của cha
Bố con úp mặt vào “hoa thập thành”
Ngồi buồn ngắm quẩn nghĩ quanh
Công hầu khanh tướng bỗng thành tiện dân
Thực hư, sai đúng, xa gần…
Ngồi rồi “Tam quốc” ghép vần thành thơ.

P.X.T
Bài thơ được nhà thơ Phạm Xuân Trường đọc tại CLB Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) nhân Ngày thơ Việt Nam, Rằm tháng Giêng năm Giáp Ngọ


Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Từ sự hoang tưởng quyền lực đến những hành vi phạm pháp



Từ sự hoang tưởng quyền lực đến những hành vi phạm pháp
                            (Tiếp theo)
Thế Dũng

Phụ lục 1. Thế  Dũng hồi âm thư ngỏ 09.01.2014 của anh Trần Mạnh Thái
Thưa các anh chị
Chào các anh chị,
tôi rất vui là sau những "trục trặc" cuối cùng tập thơ Việt ở Đức cũng được ra đời. Vì việc gia đình nên tôi về VN không tham gia hôm ra mắt tập thơ tại Vietthaus được, tôi  ủng hộ và chúc các anh chị tổ chức thành công.
Có một việc tuy nhỏ nhưng tôi vẫn muốn  đề cập đến ở đây. Không biết khi lên khuôn tập thơ này VIPEN có làm công việc duyệt mẫu lần cuối trước khi in hay không. 
Ba tôi viết rất nhiều sách đã in tại VN. Trước khi chính thức in ấn, nhà XB, nhà in khi nào cũng in mẫu gửi Ba tôi xem, nếu cần sửa thì ông sửa, chỉ khi nào không sửa và ông phải ký vào bản mẫu đó là đồng ý thì lúc đó nhà in họ mới cho in chính thức. Tránh tình trạng sắp chữ sai, in sai nội dung hay có những nội dung mà tác giả không đồng ý, vi phạm thuần phong mỹ tục, phạm pháp.....
Trong trường hợp tập thơ này vì có hơn 70 tác giả nên trách nhiệm duyệt ký lần cuối sẽ là Ban tuyển chọn đại diện cho các tác giả đã tin tưởng ủy thác. Tôi không biết VIPEN có  làm việc in mẫu để Ban tuyển chọn duyệt lần cuối không. Nếu có thì trách nhiệm thuộc về Ban tuyển chọn nếu có tác giả nào không đồng ý  với nội dung tập thơ.
Tuy rằng những bài viết  của tôi được in trong tập thơ này chỉ là những tình cảm, trăn trở, suy nghĩ của mình thể hiện qua con chữ, chứ bản thân tôi không dám gọi đó là những bài "thơ" theo đúng nghĩa có chất thơ, nhưng tôi cũng có một điều không đồng ý với nội dung được in trong 3 trang thứ 4, 5 và 475 của tập thơ.
Lý do: Tôi chưa có ký một bản thỏa thuận bản quyền nào với VIPEN, những nội dung VIPEN ghi ở  trong 3 trang này không có sự đồng thuận của tôi. Tôi không đồng ý với dòng: Bản quyền tiếng Việt thuộc về VIPEN như được in trong trang 5.
Tôi không có ý định gửi những bài viết của tôi đi in ở đâu cả, nhưng nếu có những nội dung được in trong 3 trang 4, 5 và 475 của tập thơ  thì theo tôi hiểu là bắt đầu từ ngày VIPEN tuyên bố chính thức tập thơ thì tôi sẽ không được gửi những bài của tôi đến bất cứ ai, dưới bất cứ hình thức nào, nếu không có sự đồng ý của VIPEN. Điều này  được khẳng định trong 3 trang nêu trên và khi không có ai phản đối thì điều đó sẽ  được Luật bản quyền bảo vệ.
Nói cách khác, nếu tôi gửi cho bạn bè đọc cho vui thôi mà không xin phép VIPEN thì cũng có thể  bị VIPEN kiện ra Tòa đòi bồi thường vì vi phạm bản quyền. Trước khi VIPEN khẳng định bản quyền thì tôi có thể và đã gửi đi nhiều nơi khác để đọc hay đăng, không sao cả vì  khi đó chưa có ai tuyên bố khẳng định bản quyền  đối với những bài viết của tôi, thì đượng nhiên bản quyền thuộc về tác giả nếu TG không đi "đạo văn" của ai. Nhưng sau khi có cá nhân hay tập thể tuyên bố quyền có bản quyền về những bài viết này(qua "thỏa thuận với tác giả" như ghi trong sách) rồi mà tôi vẫn sử  dụng, phát tán không có sự đồng ý(mua sách hay xin phép) của người, hay tổ chức có bản quyền thì rõ ràng tôi đã vi phạm luật bản quyền và sẽ bị luật pháp chế tài khi có  người khiếu kiện.
Có thể có người sẽ nói, anh Thế  Dũng sẽ không làm chuyện đó đâu, vả  lại mấy bài thơ con cóc chứ hay ho gì mà  quan trọng hóa vấn đề. Tôi công nhận người đó hoàn toàn có lý và nói đúng. Tôi cũng không hy vọng điều đó xảy ra. Thế nhưng ai mà  biết trước chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai? Anh Thế Dũng có dám chắc anh sẽ mãi làm giám  đốc VIPEN hay không? (nên nhớ sự khẳng định ở đây là Bản quyền thược về VIPEN, chứ  không phải là Thế Dũng!). Người kế nhiệm của anh có tốt bụng được như anh TD hay không, hay khi đó lỡ ai đó trong hơn 70 TG gửi bài đã được in trong tập thơ này cho bạn bè đọc chơi thôi, ai dè sau đó nhận được trát của Tòa mời lên phạt vạ vì vi phạm luật bàn quyền vì người kế nhiệm của anh Thế Dũng kiện!

HỮU THỈNH Cánh đồng thơ mất trắng



     HỮU THỈNH
     Cánh đồng thơ mất trắng

        Đỗ Hoàng
     Trong thế hệ các nhà thơ chống Mỹ thuộc phía chính thống – những cổ động viên cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam do các thế lực nước lớn ngoại bang giật dây, điều khiển và chi phối nhằm tiêu diệt đến người Việt cuối cùng (những ai vào sống  trong miền Nam giải phóng mới thấm thía nỗi đau này) thì nhà thơ Hữu Thỉnh xuất hiện quá muộn và không nổi tiếng vì tài thơ của ông quá dưới mức trung bình trong dòng thơ cổ động, tụng ca chế độ. Mãi đến cuối năm 1975, ông mới ra tập thơ “Âm vang chiến hào” – in chung cùng Lâm Huy Nhuận. Lâm Huy Nhuận đã nổi tiếng với chùm thơ đoạt giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1972 – 1973 với tinh thần thơ khẩu hiệu “Mẹ tập con đi, Đảng dạy con đi – (Lâm Huy Nhuận)”
  Nhà thơ Phạm Tiến Duật viết bài in trên báo Tiền Phong rất đúng là: Khi ông đã trở thành nhà thơ rất nổi tiếng thì Hữu Thỉnh chưa thành tác giả.
  Xuất hiện quá muộn, lại không có gì nổi trội nên từ thập kỷ 80 trở về trước ngay trong giới văn chương không mấy ai biết Hữu Thỉnh.
  Hữu Thỉnh nổi lên nhờ được giải thưởng thơ Hội Nhà văn năm 1980 với tập trường ca “Đường tới thành phố”. Sau đó ông tham gia lãnh đạo văn nghệ. Con đường làm quan văn nghệ tăng tiến, tên tuổi ông nổi như cồn.
   Phương Đông hay phương Tây gì cũng vậy, trong các thể chế độc tài toàn trị riêng về thơ ca thì thơ hay tỷ lệ thuận với chức vụ quan lại. Chức quan càng to thì thơ hay càng hay lên(!)
Một lần nhà văn Vũ Thư Hiên hỏi nhà thơ Chế Lan Viên:
- Thơ và từ Mao Trạch Đông có hay không anh?
Chế cười nhạt:
- Nó đã làm lên đến Hoàng Đế Trung Hoa rồi thì cục cứt của nó cũng hay!
  Với Hữu Thỉnh sau khi có chút chức cai văn nghệ thì người khen thơ ông trùng trùng điệp điệp. Có nhiều bài rất dở người ta cũng bỏ trí tuệ, sức lực ra khen. Có người như Trường Lưu bỏ miếng mồi chính trị béo bở để chuyên tâm khen thơ Hữu Thỉnh. Cứ một vài số Tạp chí Nhà văn ông ta lại gửi bài bốc thơm thơ Hữu Thỉnh. Vợ ông ta đến nhận nhuận bút quen nhẵn mặt anh em ở cơ quan!
  Duy nhất có hai nhà thơ là Trần Mạnh Hảo, Phạm Ngọc Thái đã phản biện chê thơ Hữu Thỉnh.
     Ý kiến của hai nhà thơ trên là rất xác đáng, nhưng bị số đông la ó rằng: “Không được động đến Hữu Thỉnh, cũng như không được động đến Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm trước đây. Thơ Hữu Thỉnh là bảng vàng bia đá rồi. Đánh con chuột là vỡ lọ bình đấy! Có người còn cho thơ Hữu Thỉnh hay đến mức Âm Phủ phải dịch (!)
  Thực ra thơ Hữu Thỉnh đốt làm tiền âm phủ chưa chắc Âm Phủ đã nhận!
  Để có cái nhìn, đánh giá phản biện khách quan về thơ Hữu Thỉnh, tôi xin góp một ý kiến phản biện để mọi người hiểu đúng thơ Hữu Thỉnh, chứ cứ nhìn một rừng người vỗ tay mà không biết rằng đó một rừng a tu la (Chưa thành người theo Phật) thì rất dễ nhầm vàng thau lẫn lộn
  Trước hết, Hữu Thỉnh không tuộc loại thi nhân “vi thi nhi sinh” (sinh ra vì thơ) và cũng không phải “vi thi chi hoạt” (sống chết vì thơ).mà là “vi thi lập thân” (lấy thơ lập thân). Điều này ông đã tuyên ngôn tập thơ rất thương mại của ông – Thương lượng thời gian. Ông không thèm mặc cả chợ búa với con gà con con vịt, ông mặc cả với thời gian đặng cho ông  làm quan suốt đời, quan gì cũng được và đi bằng đít suốt đời! Ông dùng trí khôn của ông đem ra mài rũa để để tỉnh thức làm cho cây cối bật khóc!

Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa
Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc
(Thương lượng thời gian)
                           10-2005

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Từ sự hoang tưởng quyền lực đến những hành vi phạm pháp



Từ sự hoang tưởng quyền lực đến những hành vi phạm pháp

Thế Dũng

1.Sự cố khai hỏa.
Trước khi có  thông tin về cuộc họp của BCN mở rộng của CLB Thơ Berlin vào ngày 12.01.2014, ngày 09.01.2014, tôi nhận được được Thư ngỏ Email của anh Trần Mạnh Thái ( tức tác giả Liễu Châu) gửi cho 19 người khác ( trong đó có tôi).
Sau khi nhận được hồi âm của tôi * ( Phụ lục 1) anh Trần Mạnh Thái lại xoay sang căn vặn và yêu cầu tôi xuất trình cho anh Môn bài của NXB VIPEN. Anh viết:” Nhân tiện chúng ta trao đổi về việc này thì tôi cũng mạn phép hỏi anh luôn là: nếu không có gì phải bí mật thì anh có thể cho tôi được thấy môn bài của Vipen hay một văn bản gì đó chứng minh tại thời điểm này Vipen tồn tại hợp pháp và anh Thế Dũng là chủ của Vipen, Copy là đủ, được không nhỉ?”( thư ngỏ  Emai của TMT gửi TD ngày 17.01.2014).Tình huống xuất hiện sự lục vấn của anh Trần Mạnh Thái khiến tôi hình dung ra khuôn mặt đen đen của tác giả Liễu Châu. Từ chối trả lời câu hỏi ngoài thẩm quyền của tác giả Liễu Châu bằng cách im lặng, tôi linh cảm tới những sự cố không bình thường trong cuộc họp ngày 12.01.2014 sắp tới của BCNMR của CLB Thơ Berlin.
2.Từ lời kể của Tiến sĩ sĩ Sử học Peter Knost.
Tiến sĩ Sử học Peter Knost (www.vipen.de )
Pho to của Thomas Vollker
Linh tính của tôi không sai, khoảng hơn 2 giờ sáng ngày 13.01.2014, tại Hà nội, sau khi được Tiến sĩ Peter Knost (từ Berlin) thông báo qua Email về việc có 1 người đàn ông và 2 người đàn bà Việt Nam và một đứa trẻ tới tận nhà riêng ông, trong buổi chiều ngày 12.01.2014 để định mang đi 500 cuốn sách. Tôi sửng sốt nghĩ đến những chuyện không lành liên quan đến tập Thơ Việt ở Đức  do NXB VIPEN(www.vipen.de) vừa mới  xuất bản và phát hành tại Đức từ tháng 12 năm 2013.
Không biết ba người lạ mặt này là ai ?

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Ngày Xuân nhớ Nguyễn Khải



Ngày Xuân nhớ Nguyễn Khải

Lê Phú Khải
Ngày 15-3-2008 Nguyễn Khải qua đời.


                                                        Nguồn: Wikipedia
Các báo quốc doanh nhất loạt đưa tin Đại tá nhà văn quân đội Nguyễn Khải đã qua đời. Điện thoại bàn nhà tôi réo liên hồi. Người ta muốn tôi viết bài về Nguyễn Khải. Sự nghiệp văn chương của ông thì cái giải thưởng Hồ Chí Minh đã nói đầy đủ. Người ta muốn có những “kỷ niệm”, những câu chuyện về cuộc đời, về nghiệp văn của ông để… báo bán chạy hơn. Tôi từ chối. Thấy tôi từ chối đến mấy lần, bà xã nhà tôi bảo: “Thôi thì người ta nhờ, ông viết cho người ta. Ông cũng quen Nguyễn Khải mà”.