Nhãn

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.



Em bé ngày xưa, nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell
Em bé ngày xưa, nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.

Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.

Trăng nghẹn



Trăng nghẹn
(Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi thơ Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2009)

         

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Thơ Trần Mạnh Hảo



Làm dâu
Thơ Trần Mạnh Hảo

Lời tác giả : Từ năm 1945 đến nay, có 5 cuộc chiến tranh đã đi qua trên đất nước khổ đau của chúng ta. Một số người phương Tây tưởng nhầm Việt Nam chỉ là các cuộc chiến tranh, không phải là một đất nước. Hàng mấy chục triệu đàn ông, thanh niên Việt ngã xuống cho những điều giờ này vẫn chưa có : độc lập, tự do, dân chủ, công bằng hạnh phúc…Những tử sĩ đã chết tại chiến trường nhưng những người mẹ, người vợ, người yêu của họ sẽ mãi gánh chịu nỗi đau thương vô bờ ấy. Bài thơ này tác giả xin kính tặng những người đàn bà Việt Nam bao thế hệ đã làm dâu cuộc chiến tranh, lấy chiến tranh làm chồng.
Chị làm dâu cuộc chiến tranh
Hòa bình khóc kẻ chưa thành lứa đôi
Hứa hôn với lính lâu rồi
Nghĩa trang chị bạc tóc ngồi làm dâu
Giá ngày xưa kịp lấy nhau
Giờ này chắc đã con đầu bằng anh
Đất sâu đợi rỗng tiểu sành
Mộ chưa có cốt rừng xanh gửi hồn
Mỗi khi chim lợn kêu dồn
Khói hương khấn gió Trường Sơn tìm mồ
Đêm về đội lén khăn xô
Thương người nằm khoác ba lô mối đùn
Tay sờ ảnh mộ còn run
Xin thương rế rách chổi cùn chiến tranh
Gọi thầm nấm đất bằng anh
Chị xin nhận tấm cỏ xanh làm chồng
T.M.H.
Nguồn: Tác giả gửi trực tiếp từ Sài gòn

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Yêu Pu quá cơ!




                      Yêu Pu quá cơ!



 Nguồn: trannhuong.com



Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt



Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt

Trần Văn Chánh

Bài viết của nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của sở Công nghệ và Khoa học Thừa Thiên Huế – Trích tạp chí số 3/4-2014
 (Phần 1/3)
Mở đầu
Thời gian gần đây, nhiều người được biết đến câu chuyện một nữ tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật do nghi ngờ xách lậu hàng ăn cắp về Việt Nam. Văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo bị lục soát, tổ bay bị điều tra, cảnh sát Nhật nói họ nghi ngờ có khoảng 20 nhân viên của hãng hàng không này liên quan đến vụ xách lậu (xem báo Tuổi trẻ, số ra ngày 27/3/2014). Chuyện tưởng nhỏ nhưng liền sau đó trở nên lùm xùm, nhưng không phải đối với người Nhật, mà lại đối với người Việt Nam. Báo chí trong nước lên tiếng. Người ta cho đây là hành động gây tiếng xấu chung cho uy tín người Việt.
Thật ra, chuyện người Việt khá thường ăn cắp đồ tại các siêu thị ở Nhật hay ở một số nước khác không mới lạ. Ông Tai Odaka, một nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, trong một bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ (31/3/2014), cho biết người Việt (gồm cả người lao động xuất khẩu và người định cư) hay ăn cắp một số đồ vật như xe máy, máy ảnh, máy quay phim, mỹ phẩm…, và khi bị cảnh sát bắt thường chối tội không chịu khai thật (khác với người Nhật quen khai thật). Người ta hỏi ông Odaka nghĩ gì khi ngày càng nhiều người nói đến cụm từ “người Việt xấu xí” thì ông tế nhị không trả lời thẳng, mà nói quanh co bằng cách so sánh một vài tính cách khác biệt giữa người Việt Nam với người Nhật (như người Nhật có thói quen giữ vệ sinh trong ăn uống hơn, tôn trọng giờ giấc hơn, trong giao tiếp nói nhiều câu “cám ơn” hơn…).
Nói “không mới lạ” vì chuyện người Việt có thói quen ăn cắp vặt từ lâu đã “nổi tiếng” ở nước ngoài. Ông Nguyễn Ngọc Hà, một độc giả tham gia diễn đàn “tính xấu người Việt” trên báo Tuổi trẻ, kể lại: “Năm tôi học tiểu học, tức đã 50 năm trôi qua, tròn nửa thế kỷ. Thầy tôi, thầy Huỳnh Quốc Tuấn, dạy Pháp văn nổi tiếng thời đó, đi Pháp về và ông đã chia sẻ: ‘Đi sang Pháp thầy thấy nhục nhã quá. Ngay trên bãi biển… (thầy có nói tên nhưng tôi quên rồi) có hàng chữ “Coi chừng người ăn cắp vặt Việt Nam” (Attention aux voleurs Vietnamiens). Thầy cho biết người Việt nổi tiếng ở Pháp về thói ăn cắp vặt. Câu chuyện đó tôi nghe và quên đi… Giờ đây, qua báo chí tôi đã biết trên thế giới ngoài nước Pháp còn có những cảnh báo về thói xấu này. Tại sao nhiều người có tính “táy máy” đến vậy?” (Tuổi trẻ, số ra ngày 13/4/2014).

Ký ức làng Cùa (tiếp theo kỳ trước)



                                  Ký ức làng Cùa

                             Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

                                           Chương năm
                                                           (Tiếp theo)
 
Quân Nhật rút đi, Lý trưởng Ngô Quỳnh tập hợp đám Trương tuần cùng cánh tá điền bắt đầu tìm kiếm, thu lượm các xác chết. Đã cuối tháng chín nhưng trời vẫn còn nắng gắt. Khắp nơi đâu đâu cũng bốc mùi lợm giọng bởi làng Cùa hầu như đã thành một bãi tha ma. Phó tổng Lê Bang, sau hôm trốn sang Mạc Điền giờ mới dám về. Ông ta điều từ làng Đậu, làng Bối Khê gần sáu chục dân phu sang giúp Lý Quỳnh. Luỹ tre dày quanh làng vẫn còn nguyên vẹn nhưng toàn cảnh bên trong thực sự là một bãi chiến trường. Không ai có thể đếm chính xác được thi thể các đội viên Áo đen cũng như dân làng Cùa trừ bọn lính Nhật tử thương đã được tên quan Hai[1] ra lệnh mang đi. Bà con chết cháy hoặc bị đạn lạc nhiều vô kể. Những người bị cháy thân hình biến dạng đến mức khó có thể nhận ra. Cánh phu đòn, cứ hai người một, khênh họ ra nghĩa địa trên những chiếc võng đay. Trời bỗng chuyển gió tây nam, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Nhiều người cởi áo làm khăn quấn ngang miệng để đỡ nôn oẹ. Các nạn nhân bị đạn hoặc kiếm Nhật chém phải, qua một ngày một đêm đã trương phềnh, nằm thẳng đuỗn trên võng. Theo nhịp bước người khênh, một thứ nước vàng rất khó ngửi, cứ nhỏ giọt đều đều trên đường từ làng ra bãi tha ma. Sau cơn hoả hoạn, người ta không thể kiếm được áo quan cho những người xấu số. Ngay cả chiếu cói cũng chỉ còn hơn chục chiếc. Những ngôi mộ phần lớn nông choèn được lấp một cách vội vàng, không bát cơm quả trứng và không một nén nhang. Anh em dân phu làm thật nhanh để còn về làng đi chuyến khác. Đêm hôm ấy làng Cùa hoàn toàn yên ắng thậm chí không có cả tiếng gà gáy nhưng ngoài bãi tha ma thì lại vô cùng nhộn nhịp bởi những tiếng gầm gừ của lũ chó hoang. Vùng Ba Tổng xưa nay nổi tiếng lắm chó hoang. Chúng cư ngụ ở miễu[2] cò Đài Sơn bên Mạc Điền, số khác tụ tập hàng đàn hàng lũ trong rừng Hóp, đánh hơi thấy mùi tử khí liền kéo nhau đến làm cuộc đào bới trên quy mô lớn ở nghĩa địa đồng Chó Đá. Những ngôi mộ mới chôn san sát chẳng theo hàng lối nào nổi lên thành một vùng trắng bệch dưới ánh trăng hạ tuần. Những con chó hoang chân dài, mõm nhọn như mõm cầy xạ, không khó khăn gì trong việc lôi xác chết ra khỏi các ngôi mộ chôn cất sơ sài. Một con chó già rụng sạch lông đầu, hai tai dỏng cao như tai thỏ vớ được chiếc cẳng chân của một đứa trẻ văng ra sau cuộc ẩu đả của hai con đốm choai choai. Nó cố sức kéo lê miếng mồi ra xa để tránh bị cướp giật rồi nằm xuống bắt đầu gặm. Ngôi mộ Chánh tổng Cao Lộng bị cả một bầy vằn vện khai quật bằng cách dùng hai chân trước ra sức bới đất. Chỉ sau vài phút, cái xác đã lộ ra. Chúng chẳng khách sáo gì, nhất loạt lao vào cắn xé bằng những hàm răng trắng nhởn, nhọn hoắt sắc như dao cạo. Một con nhay đứt gân cánh tay, tha được đến chỗ lão chó già lập tức bị gã lông xám mõm ngắn nhưng rất dữ tợn nhe nanh ra cướp mất. Thế là một cuộc ẩu đả đẫm  máu hoàn toàn mang phong cách của loài khuyển bắt đầu. Chúng tạm thời bỏ xác chết, lao vào nhau trong cơn kích động cuồng loạn của những kẻ khát máu. Bãi Chó Đá rộ lên những âm thanh gầm gừ phát ra từ cổ họng của loài thú hoang hiếu chiến, tiếp theo là hàng loạt tiếng sủa chói tai, nghe âm âm như tiếng vọng của lũ chó ngao gầm thét dưới cầu Nại Hà hau háu chờ những tội nhân bị ngã xuống dòng sông Âm Phủ. Gã chó xám đã rút khỏi cuộc ẩu đả, tha khúc ruột dài lòng thòng moi được từ ngôi mộ chung nhà Trương Dật, chợt nhìn thấy vành trăng khuyết, đỏ như máu, vội bỏ mồi nghếch mõm tru lên mấy tiếng nghe như tiếng loài sói gọi đàn rồi mới tiếp tục thưởng thức món ăn vừa kiếm được.
Lũ quạ đánh hơi người chết rất sớm nhưng chúng chỉ dám chờn vờn bên ngoài vì sợ bọn chó hoang. Nhưng cũng có con đói quá, liều mạng nhảy vào mổ những miếng thịt rơi vãi trên mặt đất sau những trận hỗn chiến của lũ bốn chân. Cũng như bầy chó hoang dưới đất, loài chim chuyên ăn xác chết từ khắp nơi kéo về, bay loạn xạ trên trời, nháo nhác gọi nhau chuẩn bị cho một đêm dạ tiệc. Những con quạ đen thui vô cùng tinh ranh đập cánh loang loáng dưới ánh trăng đã bắt đầu bợt bạt vì trời sắp sáng. Chúng lượn lờ vài đường rồi bất ngờ cụp cánh rơi xuống như viên đạn đại bác, quắp vội được miếng gì đó rồi lại lao vút lên theo hình vòng cung. Con chó xám mõm ngắn vừa nhai khúc lòng vừa gầm gừ xua đuổi đồng bọn, nhưng không ngờ kẻ trộm lại là lũ quạ lắm điều trên cao. Nó vừa nhả mồi sủa mấy tiếng cảnh cáo hai con chó gié có cái đầu tròn ung ủng như chiếc gáo dừa thì một con quạ khoang to đùng, cái mỏ bè ra như hai gọng kìm sà xuống nẫng gọn phần còn lại của bộ lòng bay lên. Con chó xám tức lắm, tung hai chân trước làm một cú nhảy khá cao, sủa váng lên. Nhưng con quạ đã thoát hiểm, bóng của nó cùng với miếng mồi vẽ thành một vệt loằng ngoằng ngay chỗ con chó ngồi. Lúc này hẳn đã no nê, lũ chó tha những khúc xương ống chân ống tay vứt lung tung khắp nơi trên bãi tha ma, nô giỡn một lúc rồi mới tản mát về sào huyệt. Bây giờ mới thực sự là dạ yến của bọn quạ. Hầu như không còn con nào ngó nghiêng trên trời. Tất cả lũ chúng, cả quạ đen lẫn quạ khoang đều đủ mặt. Chúng nhảy lò cò, túm năm tụm ba háo hức tận hưởng thứ thịt người vung vãi khắp nơi mà lũ chó hoang bỏ lại. Đàn quạ đông đến mức gần như thứ màu đen xỉn bẩn thỉu của chúng phủ kín toàn bộ khu mả mới. Quạ là loài chim vốn lắm điều nhưng lúc này nghĩa địa lại hoàn toàn yên lặng. Nguồn thức ăn khá dồi dào. Trời vẫn còn mờ tối, con người vẫn chưa thể phát hiện ra lũ ăn cắp xác chết. Trăng lạnh và sương đang thấm ướt cỏ cây. Một đêm hiếm hoi ngàn năm có một như thế, việc gì phải bắt chước lũ chó cãi nhau giành mồi.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Thơ Phạm Lam Hà



Phạm Lam Hà, quê Thanh Miện,  Hải Dương, là bạn cũ của ĐVS từ khi còn làm việc ở Công trường Cầu đường Cao Bằng, Sơn La những năm 1965, 1968 của thế kỷ trước. Lam Hà vốn là kỹ sư giao thông, từng rong ruổi khắp mọi nẻo đường đất nước nhưng lại có niềm đam mê văn chương cháy bỏng. Thơ anh chứa đầy tâm sự cũng những trăn trở về nhân tình thế thái.
ĐVS xin trân trọng giới thiệu chùm thơ Phạm Lam Hà viết như là một trải nghiệm với bao nỗi buồn vui  trên cõi đời gió bụi này…
            
                                                              ĐVS


  Chợ tình

  Lán lá chông chênh sườn dốc
                          Lũ ngựa thả rông
                          Nhởn nhơ gặm cỏ ven rừng
                          Chợ Khau Vai
                          Năm một lần mới họp
                          Chợ đông, rất đông
                          Người bán người mua lại ít
                          Xênh xang áo váy đủ màu
                          Chảo Thắng cố sôi – vòng ngồi nêm chặt
                          Ngả nghiêng chóe rượu khèn bè!
                          Chợ đông, rất đông
                          Người bán người mua lại ít
                          Ngực Thổ cẩm căng tròn
                          Ô xòe che nghiêng – Góc riêng giữa trời giữa đất
                          Trời cứ xanh cao
                          Núi cứ xanh cao!
                          Mẹ xuống chợ gặp người yêu cũ
                          Cha về hẹn bạn tình xưa
                          Chẳng ghen tuông rình rập bao giờ
                          Bóng núi lan chùm
                          Bầu trời rất lạ
                          Chợ Khau Vai năm một lần mới họp
                          Chợ một phiên – Tình nặng một đời!
                                                           Hà Giang, 3 - 1966