Nhãn

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Người Việt thích rượu bia hay sách báo?



Người Việt thích rượu bia hay sách báo?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-12-25

Những người tham dự lễ hội bia hàng năm của địa phương tại Hà Nội vào ngày 07 Tháng Mười Hai 2014. Ảnh AFP
Theo báo cáo tổng kết năm 2015 , được báo chí trong nước đăng tải lại, người Việt đã chi ra trên sáu chục ngàn tỷ đồng vào bia rượu nhưng chỉ hai ngàn tỷ đồng để mua sách đọc.
Nên hay không nên dựa vào số liệu này để cho rằng người Việt ngày nay thích ăn nhậu hơn là thích đọc sách ? Thanh Trúc tìm câu trả lời tromg bài sau đây:
Báo cáo tổng kết 2015 và chương trình công tác trọng tâm 2016 của Cục Xuất Bản, In Và Phát Hành thuộc Bộ Thông Tin –Truyền Thông, cho thấy tính đến lúc này toàn ngành đã xuất bản được hơn 24.000 cuốn sách với trên 270 triệu bản, bên cạnh 375 loại văn hóa phẩm với hơn 22 triệu bản.

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua



Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
 Thụy Khuê

Chương 3 
Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802 
Phần 3

Kể từ tháng 9/1795 đến tháng 5/1797, Nguyễn Vương giữ từ Bình Khang [tức Khánh Hoà] vào Nam. Cảnh Thịnh giữ từ Bình Định ra Bắc.
Vua Cảnh Thịnh (Quang Toản) năm 1795, mới 12 tuổi, dưới quyền phụ chính của Trần Văn Kỷ, chia quân phòng bị chặt chẽ từ Quảng Nam đến Quy Nhơn.
Nguyễn Vương, sau Nguyễn Huệ, chỉ sợ có Trần Quang Diệu.
Vì biến cố Bùi Đắc Tuyên, Trần Quang Diệu về Phú Xuân, sau đo các tướng trong triều dình Cảnh Thịnh tranh chấp nhau, nên Nguyễn Ánh rảnh rang trong gần hai năm không có chiến tranh, ông sửa sang việc nội trị và binh bị ở Gia Định.
Tháng 1-2/1796 (tháng 12/Ất Mão) lập Hàn Lâm Viện thị học.
Sai đóng 15 chiến thuyền lớn, hiệu Gia: Gia thiên, Gia địa...
Tháng 4-5/1796 (tháng 3/Bính Thìn) mở khoa thi, lấy 273 người đỗ. Cải tổ binh bị.
Tháng 7/1796 (tháng 6 ÂL.) triệu Tôn Thất Hội ở Diên Khánh về. Sai Nguyễn Huỳnh Đức Đặng Trần Thường trấn Diên Khánh cùng Phó tướng Tả quân Võ Văn Lượng.
Tháng 8/1796 (tháng 7 ÂL.) đặt thêm 5 dinh thuỷ quân.
Tháng 2/1797 (tháng 1/Đinh Tỵ), tăng trưởng quân Thần Sách, đặt vệ Diệu Võ quân Thần Sách, bổ Lê Văn Duyệt làm Thuộc nội Vệ Uý vệ Diệu Võ.
Bàn việc quân sự với vua, Duyệt nói: Nguyễn Văn Thành là người mưu mà ít dũng, Tống Viết Phước dũng mà ít mưu, duy có Tôn Thất Hội thì trí dũng kiêm toàn, thực là tướng giỏi. Vua cho là phải.
Vương lại sai Hoàng Trung Đồng và La Á Lục chia giữ 19 thuyền đại hiệu (Long Ngự, Long Hưng, Long Thượng, Long Đại, Long Nhất, Long Nhị, Long Tam, Phượng Đại, Phượng Nhị, Hồng Đại, Hồng Nhị, Hồng Tam, Loan Đại, Loan Nhất, Loan Nhị, Bằng Đại, Bằng Nhất, Bằng Nhị, Bằng Tam) (Thục Lục, I, t. 347).
19 thuyền "đại hiệu" tức là tầu chiến "hạng nặng" để phân biệt với các thuyền hiệu Phượng Phi, Long Phi và Bằng Phi, chỉ là thuyền chiến thường do Vannier, Chaigneau và de Forcanz cai quản. Điều này chứng tỏ người Pháp không phải là những người "duy nhất" biết điều khiển tầu chiến bọc đồng theo kiểu Tây phương, như nhiều người lầm tưởng.
Tháng 3/1797 (tháng 2 ÂL.), Phó tướng Tả quân Võ Văn Lượng chết; sai Nguyễn Văn Thành thay thế. Để củng cố lực lượng cho Đông Cung, lúc đó đã 17 tuổi, phải làm tư lệnh, Vương bổ Nguyễn Văn Thành và Phạm Văn Nhân phò tá.

NGUYÊN KHÍ



            NGUYÊN KHÍ

  Tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường


                 18. THỌT BỈ NHÂN


                       Lãm huy nghi học minh dương phượng
                       Viễn hại chung vi tị dặc hồng…

       ( Muốn học chim Phượng, thấy ánh sáng, hót khi mặt trời mọc
       Cuối cùng phải làm chim Hồng tránh mũi tên để khỏi bị hại.)

                   
       (Hoạ hương tiên sinh vận giản chư đồng chí - Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi)



Chủ trang Web “Thọt bỉ nhân” Bùi La Việt có một số phận khá đặc biệt. Cha anh là người Việt, họ Bùi, mẹ anh người Lào. Tên Việt của anh, viết đầy đủ phải là Bùi Lào Việt. Và, tên Lào của anh, Phôn Xikhăm, mang họ mẹ.
Mẹ anh, Phôn Seoly là một thiếu nữ xinh đẹp quê ở  Sầm Nưa, con một cán bộ của Mật trận Lào yêu nước. Phôn Seoly được gửi sang học văn hoá ở trường Hữu Nghị đóng ở Sơn Tây, một trường dành riêng cho con em các bộ tộc Lào, nguồn cán bộ cho lực lượng cách mạng. Tốt nghiệp phổ thông trường Hữu Nghị, Phôn Seoly được tuyển vào Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa ngôn ngữ.
Cuối năm 1967, một chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam ở mặt trận Cánh Đồng Chum tên là Bùi Quốc Luận được điều về bổ túc tiếng Lào để tăng cường cho chiến trường Trung Lào đang thời kỳ ác liệt.
Người phụ  giảng môn ngôn ngữ Lào cho Bùi Quốc Luận, chính là  Phôn Seoly. Đôi trai tài gái sắc Việt – Lào đã bùng nổ mối tình sét đánh. Họ dự định báo cáo tổ chức và hai gia đình để làm lễ cưới. Nhưng cuộc chiến ác liệt đã không cho họ kịp thực hiện dự định. Bùi Quốc Luận có lệnh khẩn cấp phải lên đường trở về chiến trường Trung Lào để giúp bạn thực hiện một nhiệm vụ bí mật trong vùng hậu phương  địch. Năm tháng sau, anh đã hy sinh trên đường từ Xiêng Khoảng đi Xavanakhet.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia long




Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
 Thụy Khuê

Chương 3


Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802

(Phần 2)



Nguyễn Vương thu phục Gia Định
Cuối năm 1788, Nguyễn Vương đã chiếm được Sài Gòn và phần lớn đất Gia Định nhưng Phạm Văn Tham vẫn còn cầm cự ở Vĩnh Long và An Giang.
Vương sai Lê Văn Quân, Tôn Thất Hội, Võ Tánh, Nguyễn Văn Trương họp nhau đánh Phạm Văn Tham ở Hổ Châu [An Giang]. Phạm Văn Tham rút về Ba Xắc [Ba Thắc, An Giang?]. Thế cùng, phải ra hàng.
Toàn bộ Gia Định về tay Nguyễn Ánh.
Tháng 4/1789 (tháng 3 ÂL.) xây hai thành Cá Dốc [Dốc Ngư] và Vàm Cỏ [Thảo Câu] là hai nơi xung yếu, cổ họng của Sài Gòn, sai Nguyễn Văn Thành trấn giữ.
Vương rất chú trọng đến Vệ Thần Sách (Công binh và Pháo binh): sai Tôn Thất Huyên cai quản các đội ban trực tiền vệ Thần sách dinh Trung quân; Tôn Thất Chương ban trực hậu, Phạm Văn Nhân ban trực tả, Tô Văn Đoài ban trực hữu.
Tháng 7/1789 (tháng 5 nhuận) Vương bàn định đánh Tây Sơn. Nhưng nghe tin Nguyễn Huệ ở Thuận Hoá đã đóng nhiều chiến hạm, đang định đánh vào Nam, lại thôi.
Bắt đầu đặt chức quan Điền tuấn (trông coi nông nghiệp), dùng 12 người trong Hàn Lâm Viện chế cáo (Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, vv...) trông coi việc mở mang canh nông, khai phá đất hoang cho bốn dinh: Phiên Trấn (Gia Định), Trấn Biên (Biên Hoà), Vĩnh Trấn (Vĩnh Long), Trấn Định (Định Tường), khuyến khích dân trồng trọt, người nào không thích nghề nông thì vào phủ binh. Lập trường võ bị, chọn những người có khả năng chiến đấu trong quân ngũ, cho luyện tập trở thành quân tinh nhuệ.

Nguyên khí

z






            NGUYÊN KHÍ
               Tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường


              17. CHỦ NHIỆM ĐẠO TÙNG

                               Thế sự trai yêu thiếp mọn
                            Nhân tình gái nhớ chồng xưa.

                  (Bảo kính cảnh giới - 52 - Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)



Chương“Sử thần Ngô Sỹ Liên” vừa dịch xong đã gây chấn động trong  “Nguyễn Trãi Club”. Mặc dù Đỗ Chí Cao và Ngô Tháp rất nguyên tắc, kiên quyết bảo vệ bản quyền và chỉ cho lưu hành khi sách được chính thức xuất bản, nhưng ông Huỳnh Đạo vẫn có cách “đi đêm riêng” để “Thọt bỉ nhân” gửi cho mình một bản làm tư liệu cho cuộc sinh hoạt Câu lạc bộ sắp tới.
Hầu như  ít có một tổ chức xã hội tự nguyện nào lại bao chứa được nhiều loại người, nhóm người với những sở thích, chính kiến, quan điểm khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau như “Nguyễn Trãi Club”. Có thể nói, đây chính là điển hình của sự thống nhất trong đa dạng. Chỉ bằng hệ thống mạng internet, qua các Bloggers, Facebookers, Twitters…, hàng trăm chi nhánh “Nguyễn Trãi Club” các tỉnh, các châu lục có thể liên hệ với nhau, thông báo cho nhau những thông tin, bài viết, tư liệu liên quan đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ. Có người nói vui với ông chủ nhiệm Huỳnh Đạo rằng, sau này “Nguyễn Trãi Club” thậm chí có thể phát triển thành một tôn giáo, gần giống với đạo Phật, đạo Cơ đốc, hay đạo Hồi, đạo Cao Đài, Hoà Hảo... Khác chăng là, tín đồ của các tôn giáo kia là quảng đại quần chúng, và phần đông là tấng lớp bình dân, thì   “Nguyễn Trãi Club” lại hầu hết là giới trí thức. Từ giới trí thức cận thần, bổng lộc quyền lợi gắn với giới chóp bu quyền lực và các nhóm lợi ích, tới giới dân chủ dấn thân mà lý tưởng là tự do và dân chủ, công bằng cho mọi người, tiến tới xây dựng một đất nước hùng cường…, đều tìm thấy ở Ức Trai, từ con người đến sự nghiệp thơ văn, một danh nhân văn hoá kiệt xuất, một tấm gương sáng chói, một nhân cách tuyệt vời.

Nguyên khí 16




                                       HOÀNG MINH TƯỜNG


   NGUYÊN KHÍ
                                                    Tiểu thuyết

                            16. SỬ THẦN NGÔ SỸ LIÊN


                       Dưới công danh đeo khổ nhục
                          Trong dầu dãi có phong lưu.            

                          (Ngôn chính thi-2 - Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi) 

Bấy giờ khắp kinh thành Đông Kinh như có loạn. Cơn gió độc “Nguyễn Thị Lộ giết vua” lan đi, làm dựng tóc gáy mọi người.
Tiếp đến là tin sét đánh: Nguyễn Trãi  đang bị giải từ Côn Sơn về kinh. Ngày 16 sẽ tru di ba họ.
Không biết từ đâu, xầm xì một truyện hãi hùng: “Rắn báo oán”.
Chuyện rằng:
Hồi cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh mở trường dạy học tại Trại Ổi, Nhị Khê, ông cùng học trò phát cỏ trong vườn để dựng lớp học. Đêm ấy, ông nằm mộng thấy một người đàn bà dẫn đàn con lít nhít năm sáu đứa đến vừa khóc lóc vừa cầu xin ông hãy thư thả cho vài hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dời nhà. Nguyễn Phi Khanh nhận lời. Sáng hôm sau ông định bảo học trò hãy khoan dọn cỏ vườn. Nhưng đã muộn. Lũ học trò đã phát hiện ra ổ rắn, đập chết bầy rắn con, đuổi rắn mẹ bị thương lủi đâu mất. Nguyễn Phi Khanh rất hối hận. Nửa đêm ông ngồi đọc sách, bỗng có con rắn trườn trên xà nhà, nhỏ xuống một giọt máu, đúng ngay chữ “tộc”, thấm qua ba lớp giấy, ứng với “tam tộc”. Con rắn ấy, về sau thành tinh, ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Nguyễn Thị Lộ, tìm gặp con trai Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trãi, xướng hoạ thơ với chàng, kết thành vợ chồng. Rồi cơ hội báo thù đã đến. Nguyễn Thị Lộ theo vua Lê Thái Tông đến Lệ Chi Viên để giết vua, trả thù ba họ nhà Nguyễn Trãi…

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Chương 3
Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802
(Phần 1)
Trước khi tìm hiểu công trạng của những người Pháp "giúp vua Gia Long dựng nghiệp", chúng ta cần nhìn lại bối cảnh chung của cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, trong 25 năm, từ 1777 đến 1802, khi Gia Long thống nhất đất nước.
Chương này tóm lược bối cảnh chiến tranh qua lăng kính của Đại Nam Thực Lục và Đại Nam Liệt Truyện. Tuy gọi Tây Sơn là ngụy, là giặc, nhưng sử gia triều Nguyễn ghi chép rất kỹ về giai đoạn này.
Những chương kế tiếp, chúng tôi sẽ giới thiệu tài liệu của những người Tây Phương sống cùng thời, xem họ viết như thế nào; để đối chiếu với những điều do các nhà nghiên cứu, các sử gia thuộc địa viết, xem sự khác biệt ra sao.
Tổng hợp cả ba loại tài liệu trên, chúng ta sẽ có thể tìm ra sự thực lịch sử.