Nhãn

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

NỮ TIẾN SĨ HƯ CẤU VÀ CÁC SẢN PHẨM ĂN THEO



Đặng Văn Sinh

Sau khi cuốn sách "Tiến sĩ nho học Hải Dương" do nhà sử học cấp tỉnh Tăng Bá Hoành chủ biên xuất bản vào năm 1999, bà Nguyễn Thị Duệ trở thành một hiện tượng văn hóa độc đáo chẳng những ở Xứ Đông mà còn là hình ảnh sáng chói của phụ nữ Việt Nam thời trung đại.
Thế nhưng sự kiện bà Nguyễn Thị Duệ, một phụ nữ người làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, sống cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, đỗ đầu khoa thi Hội năm Giáp Ngọ (1594) hay Trạng nguyên năm Bính Thìn (1616), đều là chuyện bịa đặt không dựa trên một chứng cứ khoa học nào.
Tất cả những tư liệu về Nguyễn Thị Duệ đều thuộc phạm trù "giai thoại", mà đã là "giai thoại" thì dân gian thoải mái sáng tạo, hoàn toàn tùy hứng, tùy vào từng vùng miền và đặc trưng phong tục, tập quán, không phụ thuộc vào bất cứ quy chuẩn nào miễn là tạo ra được "biểu tượng" có lợi cho cộng đồng. Chính vì thế, trong cuốn "Tiến sĩ nho học Hải Dương", ở phần Nguyễn Thị Duệ, ông Tăng Bá Hoành không có thông tin về năm sinh, năm mở khoa thi nhưng lại ghi liều học vị là "Đệ nhất danh".

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

TIẾN SĨ HÁN HỌC NGUYỄN THỊ DUỆ CŨNG LÀ MỘT SẢN PHẨM HƯ CẤU CỦA ÔNG TĂNG BÁ HOÀNH



 Đặng Văn Sinh
Tượng "nữ Tiến sĩ" Nguyễn Thị Duệ trong khám thờ hậu cung Văn miếu Mao Điền, tỉnh Hải Dương

Từ mấy chục năm trước, một phi tần của vua Mạc Kính Cung (cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII) là Nguyễn Thị Duệ, được nhà sử học Hải Dương Tăng Bá Hoành, nguyên Trưởng ban Thông sử Tỉnh ủy Hải Hưng, tôn vinh là "nữ Tiến sĩ Hán học đầu tiên của Việt Nam".
Nhân "phát minh" này, hàng loạt bài viết xuất hiện trên các báo, đài phát thanh, tạp chí văn nghệ Hải Hưng (sau khi chia tách tỉnh là Hải Dương và Hưng Yên) nhằm cổ xúy cho người phụ nữ tài danh, vốn sinh ra từ vùng đất Chí Linh làm rạng rỡ nền văn hiến Xứ Đông. Chiến dịch quảng cáo rầm rộ đến mức, trang "Từ điển mở" (Wiki Pedia) cũng nhanh chóng nhập cuộc bằng những lời có cánh như sau:
 "Nguyễn Thị Duệ 阮氏叡 là người ở Kiệt Đặc (nay là phường Văn An), Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

GIẤC MỘNG TRUNG HOA




(bài đăng trên trang Văn Việt)
Gửi các bạn Trung Quốc!

Kao Phú


Học viên Pháp luân công bị  nhà cầm quyền Trung Cộng mổ cướp nội tạng


1- Tôi và hầu hết người Việt hoàn toàn không có thù oán cá nhân gì với ai ở Trung Quốc các bạn.
2- Đất nước tôi chưa đầy 330 ngàn km2 và 90 triệu dân không dưng lại ngu xuẩn đi gây sự, đối đầu với một nước láng giềng hơn 9 triệu km2 có 1 tỷ 400 triệu người của các bạn.
3- Tổng thống Donald Trump càng không ngu dại gì mà tự dưng gây chiến tranh thương mại với thị trường bao la tỷ tư người tiêu dùng Trung Quốc.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRẦN THỦ ĐỘ QUA TIỂU THUYẾT "BÃO TÁP TRIỀU TRẦN"



Đặng Văn Sinh




Trong bộ tiểu thuyết lịch sử "Bão táp triều Trần", Trần Thủ Độ được xem như một người đóng vai trò quan trọng trong việc kiến lập tân vương triều, một ông vua không ngai nhưng có uy quyền tuyệt đối, thao túng chính sự mấy triều vua.
Với hàng loạt công tích khuynh đảo thiên hạ, đồng thời cũng gây ra không ít tội ác được chính sử ghi chép rất tỉ mỉ, cho dù những ghi chép ấy ít nhiều còn chịu ảnh hưởng của hệ ý thức nho giáo, thiếu trung thực và thiếu khách quan, cho đến ngày nay, Trần Thủ Độ vẫn là nhân vật gây nhiều tranh cãi.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

"PHÊ BÌNH KÍ HIỆU HỌC", MỘT CUỐN SÁCH CẦN ĐỌC




Đặng Văn Sinh


Trưa ngày 6 tháng 9, tôi nhận được cuốn sách PHÊ BÌNH KÝ HIỆU HỌC của nhà nghiên cứu lí luận, phê bình văn học Lã Nguyên gửi tặng theo đường chuyển phát nhanh. Cuốn sách do NXB Phụ nữ ấn hành, khổ 15.5x 23.5 cm, in 1200 bản vừa mới xuất xưởng, còn thơm mùi mực.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

VÀI Ý VỤN VỀ "KÝ ỨC LÀNG CÙA" CỦA ĐẶNG VĂN SINH



Lã Nguyên


Tôi vừa nhận được quà quý từ nhà văn Đặng Văn Sinh: tiểu thuyết Ký ức làng Cùa.  Cuốn sách được Nhà xuất bản “Người Việt Books” ở Hoa Kỳ in toàn văn vào cuối tháng 5 năm 2018. Tại sao lại in ở Hoa kỳ? Là vì nhà văn từng gửi bản thảo tới nhiều Nhà xuất bản trong nước (như tôi biết, chí ít là 6 nhà xuất bản), nhưng nhà nào cũng yêu cầu đẽo gọt, cắt bỏ những đoạn được cho là gai góc, mà tác giả thì không muốn đứa con tinh thần của mình bị méo mó, nên suốt mười sáu năm, nó nằm im trên giá sách của ông. Toàn văn tiểu thuyết dày 633 trang, in khổ 6 x 9 inch (15,24 x 22,86 cm), chữ rất bé, có lẽ co 10, nhưng in thưa, nên dễ đọc.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

KÝ ỨC LÀNG CÙA VÀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG CUỘC "BIẾN ĐỘNG NHÂN GIAN"



 Hoàng Minh Tường

               


LỜI DẪN

Nhà văn Hoàng Minh Tường là tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng "Thời của thánh thần" được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Hoa (riêng bản chữ Hoa do ngài Chúc Ngưỡng Tu dịch bị kiểm duyệt chưa xuất bản). Sau "Thời của thánh thần" ông lại cho ra đời hai tiểu thuyết sáng giá "Nguyên khí" và "Những mảnh rồng". Tuy nhiên cả hai cuốn sách đều không được xuất bản trong nước mà phải in ở nước ngoài, trong đó "Nguyên khí" ở Mỹ và "Những mảnh rồng" ở Cộng hòa Liên bang Đức. Chẳng những là tác giả tiểu thuyết hàng đầu ở Việt Nam được rất nhiều độc giả hâm mộ, Hoàng Minh Tường thỉnh thoảng "ngứa tay" còn lấn sang cả lĩnh vực phê bình văn học. Thật hân hạnh, cuốn "Ký ức làng Cùa" của tôi vừa xuất bản ở Hoa Kỳ được ông để mắt tới. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết rất ngẫu hứng của ông...
Đ.V.S.

Phải mất đến 15 năm "Ký ức làng Cùa" mới được xuất bản. Hành trình của tác phẩm đến với bạn đọc rất khó khăn bởi hệ thống kiểm duyệt nghiêm ngặt như là căn bệnh tự kỷ ám thị của những người chăm sóc phần hồn nhân dân. Họ nhìn đâu cũng thấy "thế lực thù địch" khiến các nhà xuất bản luôn phải dè chừng, nếu thấy bản thào nào "có vấn đê" sẽ không cấp giấy phép, hoặc đã chót cấp thì ngay lập tức đình chỉ phát hành chỉ với một cú điện thoại...

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

BÀ TỔ NGHỀ GỐM CHU ĐẬU LÀ MỘT NHÂN VẬT NGUỴ TẠO (Bài 5)





Đặng Văn Sinh



Thử tìm hiểu lai lai lịch chiếc la bàn đi biển và con rồng gốm


Theo như mô tả của hàng loạt bài báo thì các "nhà khảo cổ " Hải Dương dưới sự chỉ đạo của ông Tăng Bá Hoành đã tiến hành khai quật được khá nhiều hiện vật từ ngôi mộ "bà tổ nghề gốm" Bùi Thị Hý tại thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang vào thế kỷ XV là quê hương bà Bùi Thị Hý, đồng thời cũng là một trong những trung tâm sản xuất gốm hoa lam bán ra khắp thế giới. Những cổ vật tìm được trong ngôi mộ toàn "của độc", nào là "Cổ tượng hình tổ cô", "Châm bàn chu hải khứ", "Vọng Nguyệt bảo kiếm", con rồng gốm, bình đựng di cốt có cả hai phiến gạch âm dương khắc chữ làm mộ chí... Nói tóm lại là đầy đủ chứng lý để khẳng định "Bà tổ Bùi Thị Hý" là có thật. Nói như giáo sư Lê Văn Lan, nó mang sức thuyết phục cao, đánh tan những nghi ngờ của các ý kiến phản biện thuộc trường phái "người thợ gốm họ Bùi viết chơi"...

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

BÀ TỔ NGHỀ GỐM CHU ĐẬU LÀ MỘT NHÂN VẬT NGỤY TAO



Đặng Văn Sinh

Bài 4: Sự thật về những phiến gạch trong ngôi mộ bà Bùi Thị Hý và danh tướng Bùi Quốc Hưng

1- Mất lỗi chính tả và viết sai ngữ pháp

Như chúng tôi đã phân tích ở loạt bài trước, tất cả những di vật chôn theo ngôi mộ "bà tổ nghề gốm Chu Đậu" mà ông Tăng Bá Hoành đưa ra làm bằng chứng để khẳng định có một nhân vật "huyền thoại" Bùi Thị Hý đều là sản phẩm ngụy tạo.
 Để xác minh việc này chỉ cần gửi các mẫu vật đi giám đình niên đại bằng phóng xạ carbone 14 (C14) tại một phòng thí nghiệm có uy tín ở nước ngoài là xong, khỏi phải tranh cãi. Thế những, tôi dám chắc, không bao giờ có chuyện này, bởi làm như thế khác gì vạch áo cho người xem lưng. Có thể rồi đây, các tác giả sẽ nghĩ ra nhiều chiêu trò đối phó chẳng hạn như thuê người viết bài phản biện, thậm chí tổ chức "hội thảo khoa học" để trấn an dư luận, nhằm vớt vát phần nào tai tiếng sau vụ scandal. Cho dù phản ứng kiểu nào thì cũng không thể bước qua được sự thật nhỡn tiền. Bởi đây là vấn đề lịch sử gắn liền với chân lý khoa học. Cảm xúc thì có thẻ nhầm lẫn nhưng khoa học thì không. Cãi liều về học thuật chỉ là tự khoe mình dốt trước bàn dân thiên hạ.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC VÀ CÁC HỌC THUYẾT CAI TRỊ


Đặng Văn Sinh

Trừ Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương là hai Tổng Bí thư có tư tưởng cấp tiến bị nhà chiến lược về các loài mèo hạ bệ, ba Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, trước khi ngồi vào chiếc "ghế nóng" đều nghĩ ra cho triều đại của mình một học thuyết với mục đích hợp lý hoá thể chế độc tài toàn trị mà đảng CSTQ đã áp đặt với nhân dân của họ từ năm 1949.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

TỪ CHUYỆN "THU GIÁ" ĐẾN LUẬT ĐẤT ĐAI




Đặng Văn Sinh




Thực ra cũng không nên chỉ trích nhiều về cụm từ "thu giá", là sản phẩm ngôn ngữ được sử dụng một cách ngẫu hứng của Bộ Giao thông vận tải. Tuy "thu giá" nghe thật khôi hài và phía sau nó dường như ẩn chứa mưu đồ gì khó hiểu nhưng mới chỉ dừng lại ở cấp bộ, còn những cụm từ, thậm chí thuật ngữ pháp luật quái gở, vô lý đùng đùng, do một Quốc Hội "đỉnh cao trí tuệ" phát minh ra từ mấy chục năm nay mà vẫn hiện diện giữa thanh thiên bạch nhật như chẳng có chuyện gì xẩy ra.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

THẬT HAY GIẢ HAI TẤM BIA LIÊN QUAN ĐẾN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM?





Đặng Văn Sinh


Mấy hôm nay, một số tờ báo, trong đó có "Người lao động" và "VTV new", đồng loạt đưa tin, nhóm điền dã của tiến sĩ Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh, Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội tìm được 2 tấm tại khu vực sát bờ sông thuộc thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, có liên quan đến thân thế và sự nghiệp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

BỘ SƯU TẬP BÌNH TRÀ MINI




Đặng Văn Sinh

Những chiếc bình trà nhỏ gốm hoa nâu của tôi đều do vợ chồng tiến sĩ Vũ Năng Thi và Mai Anh tặng. Ngoài bình trà xưởng gốm Thi Nguyên còn tặng bình vôi, một sản phẩm gốm mà ngày nay hầu như đã vắng bóng trên thị trường.
Vũ Năng Thi là tiến sĩ silicate từng du học ở Nga thời kỳ Soviet. Anh đã làm chuyên gia ở nhiều cơ sở sản xuất gốm sứ như Bát Tràng, Chu Đậu, nhưng cuối cùng thì "tung cánh chim tìm về tổ ấm", cùng với phu nhân là nhà thơ Mai Anh mở xưởng gốm riêng tại thôn Trại Gạo, thị xã Chí Linh, Hải Dương.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

BÀ TỔ NGHỀ GỐM SỨ CHU ĐẬU LÀ MỘT NHÂN VẬT NGỤY TẠO (kỳ 3)





Từ "Bùi Thị hý bút" đến "Kỳ nữ xứ Đông", một sản phẩm hư cấu vụng về, thô thiển

Đặng Văn Sinh

Cái gọi là "Châm bàn chu hải khứ Bùi Thị Hý" do ông Tăng Bá Hoành ngụy tạo

Như hai bài trước chúng tôi đã chỉ ra, Bùi Thị Hý chỉ là nhân vật lịch sử tưởng tượng của ông Tăng Bá Hoành hoàn toàn với mục đích trục lợi.
Từ khi con tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm được khai quật đến nay, cũng đã có một số bài viết đăng tải trên một vài tờ báo chính thống cũng như báo mạng "lề trái" lật tẩy trò ngụy tạo này, nhưng chẳng hiểu vì sao Viện Hàn lâm khoa học xã hội, trong đó có nhiều chuyên gia gốm sứ, cũng như các nhà quản lý chuyên ngành vẫn không có biện pháp xử lý dứt khoát.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

BÀ TỔ NGHỀ GỐM SỨ CHU ĐẬU LÀ MỘT NHÂN VẬT NGỤY TẠO (kỳ 2)




Đặng Văn Sinh




2 - phiến gạch nung bôi bác chân dung Bùi Thị Hý và những dòng chữ Hán lởm khởm
Sau khi cố tình dịch sai những dòng chữ Hán viết trên chiếc bình gốm hoa lam đang được bảo tồn trong Viện Bảo tàng Topkapi Saray ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), ông Tăng Bá Hoành cùng các cộng sự, được sự hỗ trợ nhiệt tình của một số quan chức vai vế tỉnh Hải Dương bắt đầu chiến dịch truy tìm nhân vật Bùi Thị Hý. Nhưng khốn nỗi, làm gì có mà tìm? Sau một thời gian đắn đo, cân nhắc họ mới nghĩ ra hạ sách, cho dù có phải đào bới, lật tung các tầng đất hay cưỡng bức lịch sử cũng phải tạo ra cho được một Bùi Thị Hý bằng xương bằng thịt, giống như trước đây đã từng hư cấu ra nữ tiến sĩ Hán học Nguyễn Thị Duệ làm vẻ vang cho nền văn hóa Xứ Đông

BÀ TỔ NGHỀ GỐM SỨ CHU ĐẬU LÀ MỘT NHÂN VẬT NGỤY TẠO (kỳ 1)




Đặng Văn Sinh







Gần đây Đoàn Chèo tỉnh Hải Dương công diễn diễn vở chèo "Kỳ nữ xứ Đông" trên sân khấu ngoài trời mà kịch bản lấy cảm hứng từ nhân vật phụ nữ "nổi tiếng" Bùi Thị Hý, được suy tôn là bà tổ của nghề gốm Chu Trang đã thất truyền từ hơn bốn trăm năm. Chu Trang ngày nay chính là làng Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách , tỉnh Hải Dương, từ lâu vốn chỉ được biết đến với nghề trồng cói dệt chiếu.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

TIẾNG GUITAR VÀ LỜI NGUYỆN CẦU TRONG BUỔI GẶP MẶT...CUỐI TUẦN


Từ trái qua phải: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhà báo Kim Dung, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà thơ Lê Hoài Nguyên, dịch giả Dương Tường


Trưa ngày 01 tháng 4, thời tiết Hà Nội đẹp, nắng vàng hoe và dòng xe lưu chuyển trên các đường phố vơi hẳn đi. Ngày CÁ THÁNG TƯ có khác. Về chuyện này dân ta cũng học theo luật chơi của cộng đồng thế giới, tận dụng từng phút giây hiếm hoi để..."chém gió". Nhưng hãy coi chừng, rất có thể bạn sẽ bị khép vào tội "tung tin bịa đặt gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị hay trật tự xã hội "theo Khoản X, Điều Y của Bộ Luật Hình sự, rồi vào nhà đã bóc lịch như bỡn...

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

LỄ HỘI THỜI MẠT PHÁP





Đặng Văn Sinh


Đến Trần ngày khai hội
Hàng vạn khách thập phương
Cùng "xung phong" cướp ấn
Dữ dội như chiến trường.

Tranh nhau lá ấn rởm
Trong nghi ngút khói hương
Bươu đâu rồi mẻ trán
Phải đưa vào nhà thương.